Phát hiện các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 88 - 91)

-Thực vật thân gỗ:

Từ phương trình (4.1) có thể nhận thấy rằng để bảo tồn nhóm loài thực vật thân gỗ (hay giảm số lượng gỗ khai thác từ cộng đồng) cần thực hiện một số giải pháp như sau:

+ Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát địa bàn, vì theo kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ khó khăn khi vào bảo tồn (mdokkvbt) nghịch biến với số lượng khai thác, đặc biệt ở đây cần nâng cao vai trò của người dân, lôi kéo, thu hút người dân tham gia vào các hoạt động tuần tra, đồng thời từ những hoạt động tuần tra tiến hành nâng cao chất lượng tuần tra. Cần có các biểu mẩu, sổ nhật ký tuần tra... để cộng đồng và cán bộ bảo tồn phối hợp với nhau để giám sát đa dạng sinh học hoặc tạo ra những nhật ký tuần tra góp phần thuận lợi cho công tác giám sát đánh giá đa dạng sinh học dựa vào khoa học kỹ thuật và kiến thức bản địa của cộng đồng.

Việc cộng đồng khai thác thực vật thân gỗ chủ yếu để sử dụng, vì vậy để làm giảm số lượng khai thác, đặc biệt đối với xuống tránh việc khai thác quá nhiều nhằm vào một số loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng thì đòi hỏi

phải tăng cường việc giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân vùng đệm, kết hợp phát triển KT-XH, cải thiện đời sống của người dân. tìm ra những nguyên liệu thay thế cho cây rừng tự nhiên để làm nhà và các vật dụng khác trong gia đình bằng các sản phẩm rừng trồng. Cải tạo vườn tạp, thực hiện canh tác sản xuất theo hướng nông lâm kết để đa dạng hóa sản phẩm và sử dụng đất bền vững.

Quản lý tốt việc buôn bán tài nguyên rừng trái phép (qlybban) và kiểm soát các điểm thu mua (thumua) sẽ làm giảm mức độ tác động. Đây là những hoạt động xuất phát từ cộng đồng thì sẽ hiệu quả hơn, chính vì điều này nên cần thiết lập một mạng lưới cộng tác viên từ phía thôn buôn để ngăn chặn từ xa các hoạt động của những đối tượng khác từ bên ngoài vào mua bán tài nguyên rừng bất hợp pháp. Hoặc một số đối tượng dựa vào đời sống khó khăn về vật chất của người dân để lợi dụng người dân phải vào rừng để khai thác và cung cấp gỗ cho họ.

Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về Luật bảo vệ và phát triển rừng và những văn bản dưới Luật khác theo phương trình trên thì số lượng gỗ khai thác đồng biến với việc tuyên truyền giáo dục. Điều này thể hiện các nội dung tuyên truyền và hình thức tuyên truyền về Luật của Cán bộ Khu bảo tồn và chính quyền địa phương hiệu quả chưa cao, có thể là do phương pháp và nội dung tuyên truyền chỉ dừng lại ở mức độ tạo cho người dân biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật chứ chưa hiểu ra được là những hành vi này gây ra hậu quả rất lớn trong bảo tồn đa dạng sinh học.

- Lâm sản ngoài gỗ:

(culykt), địa hình ranh giới của khu bảo tồn (diahinh), mức độ khó khăn khi vào bảo tồn (mdokkvbt). Tuy nhiên nhóm các nhân tố này chỉ có mức độ khó khăn khi vào bảo tồn là nhân tố con người ngoài ra hai nhân tố trước là do điều kiện tự nhiên. Như vậy để giảm số lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ chúng ta cần tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, tạo mạng lưới cộng tác viên bảo tồn từ phía các thôn buôn để ngăn chặn các đối tượng từ bên ngoài vào hoặc tìm các phương pháp chia sẻ lợi ích với người dân tham gia bảo tồn được khai thác một số lượng ít để sử dụng đối những loài có số lượng lớn.

Nhóm nhu cầu thị trường (nhucautt) và mục đích khai thác (mdichkt) để làm giảm các nhân tố này tác động đòi hỏi chỉ có một biện pháp là cải thiện được đời sống của người dân trong khu vực. Khi đời sống người dân được nâng cao thì nhu cầu thị trường sẽ tác động thấp vào người dân đồng thời mục đích khai thác cũng giảm xuống do người dân chỉ khai thác ít để sử dụng không bị chi phối bởi mục đích khai thác lâm sản ngoài gỗ để bán. Việc quản lý các điểm thu mua và buôn bán trái phép các loại lâm sản cũng sẽ rất hiệu quả khi có các cộng tác viên thôn buôn.

Ngoài ra cần phải tuyên truyền sâu rộng về luật đối với người dân vùng đệm, tuy nhiên cần phải cải tiến các phương pháp và nội dung để việc truyên truyền hiệu quả hơn.

-Động vật rừng:

Từ phương trình (4.3) quan hệ giữa số lượng động vật rừng và các biến khác chúng ta nhận thấy các giải pháp để bảo tồn đa dạng sinh học nhóm động vật cũng như như hai nhóm loài trên cần phải tăng cường công tác giáo dục truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thông qua các hoạt

đồng, và cho cả cán bộ bảo tồn và chính quyền địa phương vì trên thực tế ở nhóm động vật rừng thì nhu cầu rất lớn từ thị trường (nhucautt), vì vậy các hoạt động săn bắn, bẫy bắt các loại động vật mang lại cho người dân những món lợi rất cao, trong khi việc đầu tư cho những công cụ để săn bắt, bẫy bắt chi phí rất thấp như: Bẫy các loại, súng tự chế..., vì vậy chỉ có tuyên truyền giáo dục là biện pháp hữu hiệu nhất. Đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân vùng đệm cùng là biện pháp hữu hiệu để giảm yếu tố về thị trường chi phối đến công tác bảo tồn vì người dân sẽ ít vào rừng khi đời sống người dân cao, thu nhập ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 88 - 91)