Đa dạng về loài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 42 - 46)

a. Thực vật:

Về khu hệ thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô hiện thống kê được như sau:

Bảng 4.1: Khu hệ thực vật tại khu BTTN Ea Sô ST ST

T

NGÀNH

Bộ Họ Loài Ghi

chú Tên địa phương Tên khoa học

01 Ngành Thông đất Lycodiophyla 02 02 04 02 Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 04 12 23

03 Ngành Thông Pinophyta 01 01 02

04 Ngành Ngọc lan Magnoliphyta 65 124 680

Từ kết quả trên chúng ta dễ dàng nhận thấy khu hệ thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô rất phong phú trong 4 ngành có đến 72 bộ, 139 họ và 709 loài (nguồn Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô).

Ngoài việc đa dạng về thành phần loài đặc điểm khu hệ thực vật của khu bảo tồn còn tồn tại nhiều nhóm loài có giá trị như: cây thuốc dựa vào một số tài liệu về cây thuốc và thu thập số liệu thông qua một số kinh nghiệm của người dân, kết quả cho thấy số lượng cây thuốc trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô khá lớn, khoảng trên 160 loài, chiếm 23% số loài trong khu vực. Các loài cây thuốc thường tập trung ở một họ như: họ Gừng, họ Cúc, họ Mã tiền, họ Đinh lăng… Trong đó nổi bật là các loài như: Sa nhân, Địa liền, Mã tiền, Ngũ gia bì, Ba gạc, Thổ phục linh, Kỳ nam kiến… Đây là những loài có giá trị cao đối với ngành dược liệu.

Đồng thời một số loài có khả năng trồng làm cảnh rất đẹp và có giá trị cao như các loài trong họ Phong lan, đặc biệt trong khu bảo tồn có các loài : Giả hạc, Ngọc điểm, Giáng hương, Ý thảo... Ngoài họ phong lan còn một số cây thuộc họ khác có thể trồng làm cảnh như: các loài trong chi Ficus thuộc họ dâu tằm gồm: Đa, Sanh, Si ...; các loài cây, dây leo thân gỗ và thân thảo cho hoa đẹp như: Bằng lăng tím (họ tử vi), Móng bò trắng (họ vang)...

Ngoài một số loài được sách đỏ ghi nhận, trong khu vực Ea Sô có thể gặp những loài có giá trị kinh tế cao như các loài cây cho gỗ gồm: Sao đen, Trắc, Cẩm liên, Cà te, Cẩm lai bà rịa, Cẩm lai vú, Giáng hương v.v...; các loài cỏ làm thức ăn cho động vật rừng gồm: cỏ mần trầu, cỏ chỉ, cỏ bông lau, cỏ tranh...

Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có khu hệ thực vật phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể trong loài, nó có các kiểu rừng đặc trưng cho kiểu rừng nhiệt đới (4 kiểu rừng). Các kiểu rừng này có giá trị cao về mặt sinh

thái và kinh tế, chứa đựng trong nó nhiều nguồn gen quý hiếm. Mặc dù số lượng loài quý hiếm không nhiều nhưng số lượng cá thể của loài khá tập trung. Đây là một điểm khá thuân lợi cho công tác bảo tồn thiên nhiên. Các kiểu rừng này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật rừng làm cho khu hệ động vật của khu bảo tồn ngày càng phong phú và đa dạng.

b. Động vật :

Cấu trúc thành phần loài khu hệ động vật ở Ea Sô được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2: Khu hệ động vật tại Khu BTTN Ea Sô

TT Bộ Số họ Số loài Ghi chú 01 Bộ Ăn sâu bọ 2 3 02 Bộ Nhiều răng 1 2 03 Bộ Khỉ hầu 3 7 04 Bộ Ăn thịt 6 16 05 Bộ Có vòi 1 1 06 Bộ Có guốc ngón chẳn 4 7 07 Bộ Tê tê 1 1 08 Bộ Gặm nhấm 2 5 09 Bộ Thỏ 1 1 10 Bộ Dơi 1 1 Tổng số 10 bộ thú 22 họ 44 loài 01 Bộ Bồ nông 1 1 02 Bộ Hạc 1 5 03 Bộ Cắt 2 10 04 Bộ Gà 1 7 05 Bộ Sếu 5 9 06 Bộ Bồ câu 1 7 07 Bộ Vẹt 1 5 08 Bộ Cu cu 1 9 09 Bộ Cú 2 6

TT Bộ Số họ Số loài Ghi chú 10 Bộ Cú muỗi 1 3 11 Bộ Yến 2 4 12 Bộ Nuốc 1 1 13 Bộ Sả 4 11 14 Bộ Gõ kiến 2 13 15 Bộ Sẻ 26 77 Tổng số 15 bộ chim 51 họ 168 loài 01 Bộ Thằn lằn 5 11 02 Bộ Rắn 4 11 03 Bộ Rùa 2 2 04 Bộ Không đuôi 3 7 Tổng số 04 bộ ếch nhái bò sát 14 họ 31 loài

(Nguồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô)

Qua bảng tổng hợp khu hệ động vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô chúng ta nhận thấy khu hệ động vật tại khu vực này khá phong phú về số loài và mật độ phân bố số cá thể trong một loài. Khi so sánh với các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn trong tỉnh Đăk Lăk và khu vực Tây Nguyên như sau:

Bảng 4-1 So sánh diện tích tự nhiên và thành phần loài của các Vườn quốc gia, khu bảo tồn trong khu vực

Các Khu bảo tồn,

Vườn quốc gia Diện tích (ha) Loài thú chim Loài Loài Tvật

VQG Chư Yang Sin 59.278 46 203 876

VQG Bạch Mã 22.031 48 249 501

Khu BTTN Ngọc Linh 45.000 52 194 874

Khu BTTN Sông Thanh 93.249 49 183 831

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 42 - 46)