Đa dạng sinh cảnh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 41 - 42)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô là nơi có cảnh quan đặc sắc của tỉnh Đăk Lăk, với các sinh cảnh phân bố hài hòa. Các cánh đồng cỏ mênh mông xen lẫn với các đám rừng ven sông suối, cùng với những dãy núi phủ kín rừng phía xa tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngoài ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô thực sự còn là một thắng cảnh tự nhiên hoang dã có giá trị thẩm mỹ cao [6]. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có 3 sinh cảnh chủ yếu là:

- Sinh cảnh đồng cỏ:

Có diện tích khoảng 11.405 ha, chiếm gần một nửa diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, đây là sinh cảnh chiếm đa số về diện tích nằm kẹp giữa suối Ea Puich và sông Krông Năng, đồng cỏ ở đây trải rộng xen kẽ với các đám rừng cây… là nơi cung cấp thức ăn cho các loài động vật quý hiếm, đặc biệt là các loài thú móng guốc.

- Sinh cảnh sông, suối, ao, hồ, đầm lầy:

Trong Khu bảo tồn có hệ thống sông Krông Năng bao bọc phía Nam và phía Đông, ở trung tâm có thể thống suối Ea Puich tạo nên môi trường xanh tươi, cung cấp nước đầy đủ cho các loài động thực vật. Mạng lưới suối đầu nguồn ở đây khá dày, hình thành nên các đầm hồ nhỏ tự nhiên… Do chảy qua địa hình bị chia cắt phức tạp đã tạo nên nhiều thác ghềnh đẹp hùng vĩ, trong đó đáng chú ý là thác Bay, thác Mai trên dòng sông Ea Puich; thác Khói trên

dòng Krông Năng, ngoài ra đây còn là nơi cư trú, cung cấp nguồn uống cho các loài động vật trong mùa khô hạn ở các cánh rừng nhỏ ven sông suối.

- Sinh cảnh núi cao:

Đây là sinh cảnh chiếm gần như toàn bộ diện tích của phân khu phục bảo vệ nghiêm ngặt có khoảng 15.000 ha nằm phía Bắc và Tây bắc khu bảo tồn là những dãy núi liên tiếp kéo dài, thoải từ Tây sang Đông, độ chênh cao thay đổi mạnh đã hình thành nhiều thảm thực vật phân bố đa dạng, đại đa số của sinh cảnh này được che phủ bởi các kiểu rừng, đây là nơi trú ẩn và là hành lang di chuyển chính của các loài động vật hoang dã.

Tất cả những sinh cảnh này đều được bố trí hài hòa, tạo điều kiện tốt cho việc quần cư những loài động vật quý hiếm, có thể nói đây là một mẫu kiểu sinh cảnh rừng đặc thù cho vùng chuyển tiếp giữa Tây nguyên và duyên hải miền Trung. Là nơi lý tưởng để tham quan nghĩ dưỡng, học tập, nghiên cứu khoa học…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 41 - 42)