Đ/vị tính: 1.000 đồng
Kinh phí Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng số 419.981 462.709 779.813 876.145 1.461.902 1.670.167
Lương 263.515 286.480 409.928 443.257 602.278 802.255
Số Cán bộ 47 49 47 50 50 50
Lương BQ 5.607 5.847 8.722 8.865 12.046 16.045
Từ bảng trên ta có biểu đồ quan hệ giữa tổng mức kinh phí đầu tư cho Khu bảo tồn hàng năm tương ứng với số lương của cán bộ công nhân viên.
Sơ đồ 4-5 Quan hệ giữa tổng mức đầu tư và lương của CBCNV
Qua bảng và sơ đồ chúng ta nhận thấy tổng tiền lương qua các năm tăng từ 5.607.000 đồng/người/năm năm 2001 đến 2006 là 16.045.000 đồng/người/năm tăng gần 3 lần và luôn đạt ở mức trung bình của tổng mức đầu tư vào Khu bảo tồn điều này vẫn có ý nghĩa là có sự quan tâm của Nhà nước như tăng lương, chế độ phụ cấp ưu đãi ngành nghề, tuy nhiên với tổng mức đầu tư hàng năm như vậy vẫn còn thấp so với mức độ quan trọng của một Khu bảo tồn có tính đa dạng cao như khu BTTN Ea Sô.
(4) Đời sống của người dân ở vùng đệm còn nhiều khó khăn nguyên nhân của vấn đề này là do sự đầu tư của Nhà nước còn dàn trãi, không tập trung và có thể nói là chưa phù hợp với điều kiện thực tế, ngoài ra còn có một số yếu tố khách quan nữa đó là một số cộng đồng người dân từ các tỉnh phía bắc di cư tự do vào khu vực vùng đệm để sinh sống không tập trung theo quy hoạch cho nên cũng rất khó khăn cho việc đầu tư của Nhà nước. Đồng thời một nguyên nhân cũng rất quan trong nữa trong công tác đầu tư của Nhà nước là chưa có sự tham gia của các bên liên quan đặc biệt là người dân khi các cấp có thẩm quyền ra
Theo số liệu điều tra kinh tế hộ của các thôn buôn trong quá trình phỏng vấn theo phụ biểu 4, sau đó đã tiến hành tính tổng thu nhập cho từng hộ sau đó trừ đi chi phí sản xuất và sinh hoạt, từ đó tính được tổng thu nhập của từng hộ trong một năm; kết quả tính toán thể hiện ở bảng sau: