Nhóm giải pháp chính sách, xã hội:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 91 - 93)

+ Tăng cường nâng cao chất lượng và số lượng các buổi tuyên truyền giáo dục là một trong những phát hiện của quá trình nghiên cứu, nhằm mục đích nâng cao không chỉ nhận thức cho người dân mà cả các cán bộ làm công tác tuyên truyền. Khi cộng đồng người dân và các bên liên quan nâng cao nhận thức được vai trò của thiên nhiên thì công tác bảo tồn đa dạng sinh học mới đạt hiệu quả. Để đạt được vấn đề này cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền. Nâng cao trách nhiệm và khả năng của cộng đồng trong bảo tồn.

- Xây dựng các chương trình hành động giáo dục truyền thông có sự tham gia, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô trong các trường học trong khu vực vùng đệm. Tổ chức tuyên truyền về giáo dục môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng các bản tuyên truyền, tranh cổ động ngay trung tâm các thôn buôn để tuyên truyền cho người dân tham gia bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền giáo dục về pháp luật và thiên nhiên với những người buôn bán, sử dụng, tàng trữ các loại động thực vật rừng đặc biệt là động vật rừng quý hiếm. Nhằm giảm bớt nhu cầu của thị trường đối với các loại động thực vật hoang dã.

- Tuyên truyền giáo dục các đối tượng vi phạm không tái phạm lâm luật. + Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ khu bảo tồn và chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn:

- Lập kế hoạch về tổ chức và kinh phí để gửi một số cán bộ của khu bảo tồn và chính quyền địa phương đi đào tạo và đào tạo lại ở các trường đại học, các trung tâm đào tạo để tạo nguồn cán bộ phù hợp với công việc quản lý tài nguyên. - Mở các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ như: công tác quản lý tài nguyên rừng; kỹ thuật giám sát đa dạng sinh học; kỹ năng về tiếp cận cộng đồng; kỹ năng về giáo dục truyền thông; du lịch sinh thái; kỹ năng về sử dụng các trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu như máy tính, thiết bị định vị vệ tinh (GPS), Hệ thống thông tin địa lý (GIS); kỹ năng sử dụng bản đồ…

- Mở các lớp học văn hóa cho cộng đồng người dân để xóa mù chữ trong cộng đồng; mở các lớp học tiếng đồng bào dân tộc để nâng cao chất lượng tuyên truyền của cán bộ.

- Khi xây dựng các kế hoạch về đầu tư kinh phí hay kỹ thuật hoặc hoạch định các chính sách cần thu hút các bên tham gia đặc biệt là người dân để có cơ sở trong việc triển khai thực hiện.

- Ưu tiên tuyển dụng cán bộ bảo tồn là người dân tộc tại chỗ, hoặc là người sinh sống tại vùng đệm có trình độ đã qua đào tạo.

- Tại các thôn buôn vùng đệm đều xây dựng một tổ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng có cán bộ kiểm lâm khu bảo tồn tham gia, dưới sự đồng quản lý của Ban tự quản thôn và Ban quản lý khu bảo tồn thu hút từ 3-4 người dân tham gia và được trả lương phụ cấp theo quy định, hàng tuần hàng tháng tổ chức họp bàn triển khai công việc, quản lý các điểm mua bán lâm sản và việc buôn bán tài nguyên rừng trong thôn buôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 91 - 93)