Các loài bị tác động mạnh theo từng mục đích sử dụng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 77)

Nhóm tài nguyên Mục đích sử dụng Các loài bị tác động

Thực vật thân gỗ

(Y1)

Làm nhà, chuồng trại, bán Trâm, Bằng lăng, Bình linh, Chò, Căm xe, Muồng trắng

Lâm sản ngoài gỗ

(Y2)

Sử dụng, bán, làm thuốc

rễ Cỏ tranh, Măng, Mâm xôi, rễ Mơ rừng, Mây các loại, Hà thủ ô, Sa nhân, Tre le, Mật ong, vỏ cây Căm xe,

Động vật rừng

(Y3)

Sử dụng, bán Nhím, Kì đà, Rùa núi, Mang, Gà rừng, Khỉ, Thỏ rừng, Trăn, Sóc, Heo rừng Với số lượng phỏng vấn cho cả 6 buôn là 60 hộ (10 hộ trên/buôn), và tỷ lệ giữa hộ nghèo và thoát nghèo cùng đã được xem xét trong quá trình lựa chọn hộ phỏng vấn. Phát hiện mối quan hệ thông qua phân tích hồi quy đa biến, dựa vào bảng dữ liệu tổng hợp từ phỏng vấn hộ về tất cả các thông tin liên quan đến các

gồm: Đặc điểm hộ; Điều kiện tiếp cận khai thác tài nguyên, tiêu thụ sản phẩm; Mức độ hiểu biết pháp luật, chính sách; Tiếp cận Khu bảo tồn và hoạt động bảo tồn; Các nhân tố liên quan khác thuộc lĩnh vực xã hội, kinh nghiệm truyền thống trong sử dụng và quản lý tài nguyên rừng.

Kết quả phân tích phương trình tương quan hồi quy thể hiện các mối quan hệ đối với các nhóm tài nguyên bảo tồn và nhân tố ảnh hưởng. Trong quá trình tổng hợp tính toán những biến số có quan hệ với nhau hoặc gần giống nhau về tính chất chúng tôi gộp lại với nhau để các biến số thể hiện tốt hơn mối quan hệ của từng nhóm biến số đối với từng nhóm loài mà cộng đồng khai thác.

Với Yi là biến phụ thuộc, trong đó Y1 là thực vật thân gỗ (TVTG), Y2 là lâm sản ngoài gỗ (LSNG), Y3 là động vật rừng (ĐVR)

Xi là các biến số độc lập, - Thực vật thân gỗ:

Với tổng số 67 biến số độc lập được đưa vào để phân tích quan hệ, chỉ phát hiện có 23 biến độc lập là lượng khai thác của cộng đồng các buôn được lựa chọn gồm các nhân tố nêu ở trên. Kết quả phân tích hồi quy lọc ở mức sai số P< 0,05 và hệ số tương quan R lớn chúng tôi tìm được phương trình ảnh hưởng của số lượng thực vật thân gỗ khai thác trong cộng đồng như sau:

Với Xi là các biến độc lập được thay thế như sau:

X1 là hiểu biết về luật phát triển rừng (luatbvr)

X2 là mức độ khó khăn khi vào bảo tồn (mdokkvbt)

X3 là mục đích khai thác (mdichkth)

X6 là (quản lý thu mua tài nguyên rừng + quản lý các điểm buôn bán tại các thôn buôn) (qlybban+thumua)

Vậy phương trình tương quan giữa khối lượng gỗ mà cộng đồng khai thác và biến số độc lập được thể hiện qua phương trình sau:

Y1 = 52,1311 + 9,33613*X1-20,9082*X2 - 7,42487*X3 +8,71595*X4 + 5,52764*X5 - 4,67719*X6 (4.1)

Các chỉ tiêu thống kê như sau :

Dung lượng quan sát : N = 55 Số lượng biến số Xi : i = 6

Hệ số tương quan : R = √0,8043 = 0,897 Kiểm tra tồn tại hệ số tương quan R : FR = 32,88 ≥ Fp 0,05 = 2,30 Sai tiêu chuẩn phương trình : Sx i = 10,13

Kiểm tra tồn tại từng tham số bi : t bi từ 2,25 đến 6,38 ; Xác suất p ≤ 0,05. (Chi tiết thuật toán xin xem trong phụ lục 3 )

Như vậy qua phương trình này chúng ta nhận thấy số lượng thực vật thân gỗ bị khai thác tại cộng đồng có quan hệ với các nhân tố sau:

Mức độ hiểu biết của người dân về Luật bảo vệ và phát triển rừng X1

(luatbvr): điều này thể hiện được mặc dù người dân đã được tuyên truyền và nhận thức được công tác quản lý bảo vệ rừng hoặc đã hiểu biết lâm luật nhưng vẫn đồng biến với số lượng thực vật thân gỗ vẫn bị khai thác. Như vậy, thực vật

hoặc những người thường có các động đến nhóm tài nguyên này là những người có am hiểu pháp luật nhưng vẫn có tác động vào rừng mà cụ thể là nhóm thực vật thân gỗ.

Mức độ khó khăn khi vào bảo tồn X2 (mdokkvbt) đây là một biến số thể hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tỷ lệ nghịch với số lượng gỗ bị khai thác, có nghĩa là mức độ tuần tra quản lý bảo vệ rừng, kiểm soát địa bàn của lực lượng kiểm lâm càng lớn thì mức độ xâm hại đến tài nguyên càng thấp.

Một biến số tỷ lệ nghịch với số lượng khai thác đó là mục đích khai thác

X3 (mdichkt) do trong quá trình sắp xếp biến số để mã hóa đã sắp xếp cho biến số tăng dần từ sử dụng cho đến vừa sử dụng vừa bán và cuối cùng là bán, cho nên khi biến số nghịch biến với số lượng điều này khẳng định lại một lần nữa là cộng đồng khai thác gỗ chủ yếu là sử dụng cho xây dựng nhà cửa, làm chuồng trại. Việc khai thác gỗ trái phép để bán là rất khi xảy ra.

Biến số phương thức khai thác X4 (pthuckt) được sắp xếp theo chiều hướng tăng từ phương thức khai thác đơn giản cho đến phương thức khai thác có sự trợ giúp của máy móc cho nên đây là một thực tế hết sức sinh động. Có nghĩa khi khai thác bằng tay hoặc công cụ tự tạo thì số lượng khai thác sẽ ít hơn khi khai thác có sự hỗ trợ của máy móc và có những công cụ hiện đại.

Quy hoạch sử dụng đất X5(qhsdd) đây vấn đề quan trọng trong việc phát triển kinh tế của cộng đồng của người dân trong vùng đệm.Theo phương trình thì biến số này lại đồng biến do được sắp xếp biến số này cũng tăng từ không có quy hoạch sử dụng đất đến có quy hoạch và đã triển khai thực hiện tại cộng đồng, điều này chứng minh được rằng mặc dù đất đai đã được quy hoạch nhưng mức độ tác động của cộng đồng vào nhóm tài nguyên rừng này vẫn tăng có thể do

ở các xã hiện nay chỉ dừng ở mức độ quy hoạch thuần túy đó là khoanh vẽ đo đạc, xác định mục đích sử dụng đất đơn giản theo đặc điểm lý hóa của đất, chứ chưa chú trọng sự tham gia của người dân, thiếu cơ sở kinh tế, xã hội nên đôi khi phương án quy hoạch phá vở truyền thống canh tác, chăn thả của người dân cho nên hiệu quả của công tác này đi ngược lại với yêu cầu ban đầu.

Biến X6 là biến tổ hợp giữa biến mức độ quản lý của khu bảo tồn trong quản lý tài nguyên rừng trái phép (qlybban) và biến điểm thu mua lâm sản (thumua) do hai biến số này có quan hệ mật thiết với nhau, nhận thấy khi gộp các biến này cũng tỷ lệ nghịch với số lượng gỗ bị khai thác. Điều này có nghĩa là việc quản lý buôn bán các sản phẩm từ rừng tại các thôn buôn và quản lý các điểm thu mua lâm sản có quan hệ mật thiết với nhau và có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nhóm thực vật thân gỗ.

- Lâm sản ngoài gỗ:

Cũng theo phương pháp trên chúng tôi tiến hành tổng hợp và tìm mối quan hệ giữa lượng khai thác và các biến phụ thuộc bằng phân tích hồi quy lọc. Với số biến phụ thuộc là 21 biến chúng tôi xây dựng được phương trình để tìm ra được mối quan hệ giữa lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng.

Với Xi là các biến độc lập được thay thế như sau:

X1 là 1/ (cự ly khai thác * địa hình * mức độ khó khăn khi vào bảo tồn) (1/(culykt*diahinh*mdokkvbt))

X2 là exp(nhu cầu thị trường + mục đích khai thác)

exp(nhucautt+mdichkt)

X4 là log (hiểu biết về luật phát bảo vệ và phát triển rừng + nghị định 132)log(luatbvr*nd32)

Vậy phương trình tương quan giữa số lượng lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng khai thác và biến số độc lập được thể hiện qua phương trình sau:

Y2 = 49,882 + 132,778 * X1 + 0,200869* X2 - 28,3131* X3 - 19,9478* X4 (4.2)

Các chỉ tiêu thống kê như sau :

Dung lượng quan sát : N = 29 Số lượng biến số Xi : i = 4

Hệ số tương quan : R = √0,9098 = 0,9538

Kiểm tra tồn tại hệ số tương quan R : FR = 60,56 ≥ Fp 0,05 = 2,7762. Sai tiêu chuẩn phương trình : Sx i = 11,63

Kiểm tra tồn tại từng tham số bi : t bi từ 2,53 đến 4,92 ; Xác suất p ≤ 0,05. (Chi tiết thuật toán xin xem trong phụ lục 3 )

Với hệ số tương quan cao R = 0,9538 tiêu chuẩn t đều có sai số P< 0,05 điều này thể hiện mối quan hệ rất chặt giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập.

Như vậy chúng ta thấy được biến số X1 là biến tổ hợp của các biến cự ly khai thác(culykt), địa hình, ranh giới khu bảo tồn (diahinh) và mức độ khó khăn khi vào bảo tồn (mdokkvbt) nghịch biến với số lượng lâm sản phụ khai thác tại cộng đồng vần đề này là đúng với thực tế, tuy nhiên để khẳng định được người dân tại vùng đệm vẫn có ý thức tốt trong việc tổ chức quản lý của Khu bảo tồn tức là vẫn phụ thuộc vào mức độ quản lý.

Trong quá trình thực hiện tìm mối quan hệ chúng tôi tiếp tục tiến hành nhóm các biến có cùng dạng lại với nhau có thể phụ thuộc lẫn nhau để tìm mối quan hệ, qua nhóm biến X2 nhu cầu thị trường (nhucautt) và biến mục đích khai thác (mdichkt) đây là các biến có mối quan hệ với nhau tức là khi nhu cầu thị trường tăng thì mục đích khai thác không còn ở mức độ để sử dụng nữa mà để bán. Theo phương trình thì các biến này tỷ lệ thuận với sản lượng khai thác. Điều này có nghĩa là nhu cầu thị trường và mục đích khai thác có quan hệ rất chặt chẻ với số lượng lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng người dân vùng đệm khai thác.

Biến số X3 là biến tổ hợp giữa biến điểm thu mua(thumua) và biến quản lý các việc buôn bán tài nguyên rừng trái phép (qlybban), cũng như biến X4 tổ hợp giữa biến số sự hiểu biết của người dân về Luật bảo vệ và phát triển rừng (luatbvr) và hiểu biết về Nghị định 32 (nd32) đều tỷ lệ nghịch với số lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ tại cộng đồng người dân vùng đệm, điều này có nghĩa là việc kiểm tra kiểm soát các điểm thu mua lâm sản trên địa bàn có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng khai thác. Đồng thời vai trò của việc tuyên truyền luật pháp cho người dân cùng có ảnh hưởng đến số lượng lâm sản mà người dân khai thác hàng năm. Như vậy, thông thường do giá trị về vật chất của loài lâm sản khi bán trên thị trường hoặc tính cần thiết của nhóm lâm sản cũng phần nào thể hiện vai trò của công tác tuyên truyền pháp luật quản lý bảo vệ rừng cho người dân mà muốn nâng cao hơn thì đòi hỏi phải có những phương pháp tuyên truyền mới như giáo dục truyền thông, nâng cao năng lực cho người dân thông qua các khóa đào tạo về môi trường thiên nhiên.

Động vật rừng:

phương pháp phân tích hồi quy lọc với hệ số tương quan R = 0,85; tiêu chuẩn t đều có sai số P < 0,05 phương trình tương quan giữa số lượng động vật rừng và các biến phụ thuộc khác như sau tương tự cùng như 2 nhóm loài trên với Xi là các biến độc lập được thay thế như sau:

X1 là log(hiểu biết về luật phát bảo vệ và phát triển rừng + nghị định 132)log(luatbvr*nd32)

X2 là (mức độ phong phú của loài+ nhu cầu thị trường + mục đích khai thác) (mucdopp+nhucautt+mdichkt)

X3 là (cự ly khai thác + địa hình) (culykt+diahinh)

Vậy phương trình tương quan giữa số lượng động vật mà cộng đồng săn bắn, bẫy bắt và biến số độc lập được thể hiện qua phương trình sau:

Y3 = 4,17027 - 2,47029 * X1 + 0,521521*X2 - 0,077021*X3 (4.3)

Các chỉ tiêu thống kê như sau:

Dung lượng quan sát : N = 40 Số lượng biến số Xi : i = 3

Hệ số tương quan : R = √0,7273 = 0,8528 Kiểm tra tồn tại hệ số tương quan R : FR = 32,00 ≥ Fp 0,05 = 2,886 Sai tiêu chuẩn phương trình : Sx i = 1,2428

Kiểm tra tồn tại từng tham số bi : t bi từ 2,38 đến 3,15 Xác suất p ≤ 0,05. (Chi tiết thuật toán xin xem trong phụ lục 3 )

Qua phương trình trên nhận thấy giống như nhóm lâm sản ngoài gỗ vấn đề tuyên truyền tạo hiểu biết của người dân về Luật Bảo vệ và phát triển rừng

(luatbvr) cũng như hiểu biết của người dân về Nghị định 32 (nd32) X1 thực sự đã mang lại hiệu quả nên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các biến này khi nhóm lại với nhau tạo ra sự nghịch biến với số lượng động vật rừng mà người dân cộng đồng khai thác sử dụng và có thể bán, điều này cho ta thấy được quy luật, khi công tác truyên truyền, và nhận thức người dân được nâng cao thì mức độ tác động của cộng đồng người dân giảm xuống.

Trong quá trình phân tích tìm mối quan hệ thì nhu cầu thị trường

(nhucautt), mức độ phong phú (mucdopp) và mục đích khai thác (mdichkt)

được nhóm lại cùng một nhóm các yếu tố tác động đây chính là biến X2 và theo phương trình thì biến số này đồng biến với số lượng khai thác và hợp với quy luật tức là khi mức độ phong phú của loài hoặc nhóm loài tăng thì số lượng khai thác tăng do người dân dễ dàng bẫy bắt khi mật độ của loài cao. Bên cạnh đó nhu cầu thị trường hiện nay là vấn đề hết sức nóng bỏng, bởi vì khi lợi nhuận quá cao từ việc khai thác một loài hoặc nhóm loài thì ít nhiều cũng kích thích người dân vào rừng để săn bắn, bẫy bắt các loại động vật để bán.

Cũng từ phương trình trên dễ dàng thấy được biến số X3 là biến tổ hợp giữa các biến số cự ly khai thác (culykt), địa hình ranh giới (diahinh) là nhóm biến nghịch với số lượng động vật bị khai thác đây cùng là quy luật hết sức khách quan bởi địa hình chia cắt càng lớn, đồi đốc nhiều thì mức độ xâm nhập giảm xuống hơn nữa cự ly từ thôn buôn đến điểm khai thác xa thì số lượng động thực vật bị săn bắn bẫy bắt giảm xuống. Như vậy phương trình của nhóm loài động vật rừng có quy luật rất rõ ràng cả về nhóm các nhân tố xã hội, nhân tố tự

4.4 Một số phát hiện trong quá trình nghiên cứu

4.4.1 Các phát hiện dựa vào các bên liên quan:

- Để cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khu bảo tồn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ:

Cần xây dựng một chương trình phối kết hợp giữa chính quyền địa phương để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng, tức là giữa Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Chính quyền địa phương đặc biệt là chính quyền địa phương cấp xã phải tiến hành công tác đánh giá định kỳ, xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển vùng đệm có sự tham gia.

Để trình độ chuyên môn của cán bộ khu bảo tồn đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi các cấp các ngành phải có chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng, tăng cường giáo dục truyền thông; đồng thời cần phải cải tiến phương pháp và nội dung tập huấn và đào tạo để cán bộ khu bảo tồn đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

Cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho Cán bộ của khu bảo tồn về chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giám sát đa dạng sinh học, tin học ứng dụng trong quản lý tài nguyên…để đáp ứng được nhu cầu bảo tồn và phát triển đồng thời cán bộ cần phải có có năng lực tiếp cận cộng đồng, có đủ kỹ năng, đáp ứng được nhiệm vụ bảo tồn.

Cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, tức là chính sách được xây dựng phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng người dân vùng đệm, vì vậy cần phải tiến hành xây dựng một cơ chế chính sách có sự tham gia của các bên liên quan đặc biệt là của người dân.

Cùng với sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng và Ban quản lý khu bảo tồn thì cũng cần nâng cao hạn mức kinh phí đầu tư từ phía Nhà nước để cải thiện thu nhập cho cán bộ, có nguồn kinh phí để tiếp cận cộng đồng và thu hút người dân tham gia vào hoạt động bảo tồn.

- Để gắn kết được lợi ích của cộng đồng dân cư vùng đệm với bảo tồn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 77)