Các phát hiện dựa vào các bên liên quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 86 - 88)

- Để cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khu bảo tồn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ:

Cần xây dựng một chương trình phối kết hợp giữa chính quyền địa phương để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng, tức là giữa Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Chính quyền địa phương đặc biệt là chính quyền địa phương cấp xã phải tiến hành công tác đánh giá định kỳ, xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển vùng đệm có sự tham gia.

Để trình độ chuyên môn của cán bộ khu bảo tồn đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi các cấp các ngành phải có chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng, tăng cường giáo dục truyền thông; đồng thời cần phải cải tiến phương pháp và nội dung tập huấn và đào tạo để cán bộ khu bảo tồn đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

Cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho Cán bộ của khu bảo tồn về chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giám sát đa dạng sinh học, tin học ứng dụng trong quản lý tài nguyên…để đáp ứng được nhu cầu bảo tồn và phát triển đồng thời cán bộ cần phải có có năng lực tiếp cận cộng đồng, có đủ kỹ năng, đáp ứng được nhiệm vụ bảo tồn.

Cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, tức là chính sách được xây dựng phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng người dân vùng đệm, vì vậy cần phải tiến hành xây dựng một cơ chế chính sách có sự tham gia của các bên liên quan đặc biệt là của người dân.

Cùng với sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng và Ban quản lý khu bảo tồn thì cũng cần nâng cao hạn mức kinh phí đầu tư từ phía Nhà nước để cải thiện thu nhập cho cán bộ, có nguồn kinh phí để tiếp cận cộng đồng và thu hút người dân tham gia vào hoạt động bảo tồn.

- Để gắn kết được lợi ích của cộng đồng dân cư vùng đệm với bảo tồn:

Cần ưu tiên tuyển dụng lao động để tham gia bảo tồn là người địa phương đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Xây dựng các chương trình quảng bá khu bảo tồn và kêu gọi đầu tư của các cá nhân, tập thể trong và ngoài nước quan tâm đến bảo tồn nhằm phát huy các tiềm năng của Khu bảo tồn.

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên của thôn buôn tham gia vào công tác bảo tồn, những người này được tham gia được chia sẻ lợi ích và được hưởng phụ cấp thông qua công việc mình tham gia.

Xây dựng một cơ chế chia sẻ lợi ích giữa cơ quan bảo tồn và người dân địa phương, tức là người dân tham gia vào công tác bảo tồn thì có thể hưởng lợi từ rừng như có thể khai thác một số lượng lâm sản ngoài gỗ như tre, le, lồ ô, song mây, một số loại cây thuốc… nhưng phải đảm bảo tính bền vững cho những loài bị khai thác trong những khu vực nhất định.

- Thực hiện việc giám sát, đánh giá đa dạng sinh học kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và kiến thức bản địa

Lập kế hoạch và thực hiện giám sát đánh giá đa dạng sinh học trong khu bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng người dân vùng đệm đồng thời nghiên cứu về kiến thức bản địa, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh

học theo cách truyền thống, Cần cải tiến các phương pháp tiếp cận hiện nay của Cán bộ bảo tồn để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng.

Để bảo tồn dựa vào cộng đồng có tính hiệu quả cao cần có chương trình thu hút người dân địa phương tham gia vào các hoạt động bảo tồn để những người này sẽ là những hạt nhân nhằm tuyên truyền công tác bảo tồn cho chính cộng đồng mà họ đang sinh sống và có các chương trình nâng cao năng lực cho cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên ea sô, tỉnh đăklăk​ (Trang 86 - 88)