Thiết kế trồng rừng trong dự án KFW2 là việc đo đạc diện tích và lập bản đồ trồng rừng theo đơn vị lô, hộ gia đình. Các nội dung công việc xác định lập địa, chọn loài cây trồng và xác định biện pháp kỹ thuật đã được thực hiện trong bước Điều tra lập địa. Bước thiết kế trồng rừng được coi như là hoạt động đo đạc diện tích là nhiệm vụ chính. Công tác đo đạc diện tích sẽ có thể được thực hiện bởi cán bộ hiện trường của dự án với phương tiện sử dụng là địa bàn 3 chân đã được cấp phát hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện. Căn cứ kết quả đo đạc diện tích BQL dự án huyện lập kế hoạch tài chính và kế hoạch trồng rừng ngay sau đó.
Diện tích đo đạc là toàn bộ diện tích đã được lựa chọn để trồng rừng. ở đây có thể có 2 đối tượng : Đất đã được giao cho hộ gia đình theo Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 và quỹ đất trống hiện có của địa phương quản lý và đảm bảo sẽ giao cho hộ gia đình thực hiện dự án. Những đối tượng đất trồng đã được giao cho các tổ chức sẽ không thuộc đối tượng đo đạc diện tích trồng rừng của dự án. Trong quá trình đo đạc diện tích sẽ chia lô với diện tích từ 0,7 - 2,0 ha tuỳ theo quỹ đất và số hộ tham gia dự án ở địa phương. Việc chọn lô trồng rừng của hộ đối với những diện tích thuộc quỹ đất do địa phương quản lý sẽ được thực hiện công bằng qua việc tham gia bốc thăm ngẫu nhiên nên đảm bảo không có tranh chấp về vị trí hay diện tích. Kết quả đo đạc diện tích được bàn giao cho BQL dự án huyện và hộ gia đình để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch trồng rừng, mở sổ tài khoản tiền gửi cho các hộ, xây dựng kế hoạch đầu tư đến từng hộ. Kết quả đo đạc diện tích vùng dự án xã Kỳ Lạc qua các năm ở biểu 4.9.
Biểu 4.9: Tổng hợp kết quả thiết kế trồng rừng xã Kỳ Lạc qua các năm TT Năm thiết kế Số tiểu
khu Số khoảnh Số lô Số hộ Diện tích ( ha) 1 1999 2 5 146 146 221,65 2 2000 6 10 330 330 535,44 3 2001 4 7 172 172 269,1 Cộng: 3 năm 12 22 648 648 1.026,19
Do trong thời gian triển khai dự án qua các năm 1999 đến 2001, số cán bộ hiện trường của BQL dự án huyện có hạn và phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nêncCông tác đo đạc diện tích xã Kỳ Lạc ở trên được thực hiện bởi đơn vị tư vấn là Phân viện Điều tra Bắc Trung Bộ. Trong quá trình đo đạc diện tích cán bộ hiện trường của dự án tham gia về mặt giám sát là chủ yếu. Hộ dân tham gia công tác đo đạc diện tích chủ yếu là phát dọn ranh giới lô. Qua kết quả cho thấy diện tích trên đều thuộc đối tượng đất do Uỷ ban nhân dân xã quản lý, không có diện tích đã được giao cho hộ, bình quân của lô trồng rừng có diện tích 1,58 ha, lô có diện tích nhỏ nhất là 0,75 ha và diện tích lớn nhất là 2,0 ha, đạt yêu cầu của dự án. Công tác đo đạc được thực hiện bởi cơ quan có chuyên môn và có sự tham gia của cán bộ các cấp của dự án nên kết quả đo đạc diện tích được BQL dự án Trung ương đánh giá cao qua việc phúc tra do Xí nghiệp đo đạc bản đồ - Tổng cục Địa chính ( nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện theo hợp đồng với BQL dự án Trung ương. Qua phỏng vấn người dân tham gia dự án cho thấy không có sự tranh chấp về ranh giới lô cũng như vị trí xa gần, khó dễ của lô trồng rừng hộ được nhận.
Ngay sau khi kết thúc công tác đo đạc diện tích, BQL dự án huyện đã phối hợp với Phòng Địa chính huyện (nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường) tiến hành lập hồ sơ giao đất cho hộ gia đình theo Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 và Nghị định 163/NĐ-CP. Sau đó trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả thực hiện giao đất cho hộ gia đình tham gia dự án tại xã Kỳ Lạc với diện tích 997,65 ha và đã cấp 630 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Số diện tích và số hộ còn lại theo kết quả đo đạc diện tích không được giao đất vì lý do không thực hiện dự án hoặc kết quả trồng
rừng kém. Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài nhằm đảm bảo quyền lợi cho hộ trồng rừng, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho người dân khi tham gia dự án. Nhưng đồng thời trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình phải cam kết sử dụng đất lâm nghiệp được giao đúng theo quy định của dự án và pháp luật hiện hành, nếu hộ không thực hiện đầy đủ các quy định, để mất rừng mà không trồng lại thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Điều đó cũng là một sự đảm bảo diện tích rừng trồng thuộc dự án được quản lý bền vững. Việc bố trí cơ cấu tổ chức BQL dự án huyện có 1 Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện là Trưởng ban cũng là một thuận lợi cho công tác giao đất. Tuy nhiên, công tác giao đất ở địa phương do sự phối kết hợp giữa BQL dự án huyện và phòng chức năng có lúc chưa chặt chẽ nên việc tiến hành giao đất còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Qua phỏng vấn những hộ được thừa kế từ cha mẹ dưới hình thức cho tặng diện tích rừng trồng sau khi lập gia đình thì họ hầu hết không biết về quy định phải quản lý rừng bền vững để đảm bảo không bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây cũng là một hạn chế trong công tác tuyên truyền của dự án.