đủ nhất. Do nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác trồng rừng nên ngay từ đầu dự án hết sức quan tâm và chuẩn bị kỹ lượng từ khâu quy hoạch, điều tra lập địa, đo đạc diện tích, cung cấp cây con và phân bón.
Trước khi tiến hành trồng rừng các hộ dân tham gia dự án được tập huấn kỹ thuật đào hố, xử lý thực bì, trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng trồng, yêu cầu về tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng. Ngoài ra họ còn được phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng dưới dạng các tờ bướm. Các công đoạn xử lý thực bì, đào hố, xăm lấp hố và bón lót thực hiện theo kế hoạch đã được BQL dự án huyện lập và phù hợp với thời vụ canh tác nông nghiệp ở địa phương. Khi đến thời vụ trồng rừng ( vụ Thu - Đông) hộ tham gia dự án sẽ được cung cấp cây con đủ chất lượng để trồng rừng đúng thời vụ và tiến độ đã đề ra. Các bước công đoạn trồng rừng được sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên của cán bộ hiện trường, cán bộ phổ cập và cán bộ hỗ trợ thôn để trồng rừng đúng thời vụ và tranh thủ được thời tiết thuận lợi. Sau hoàn thành công tác trồng rừng 2 tháng, BQL dự án huyện tổ chức nghiệm thu chất lượng trồng rừng đến từng hộ và xác định tỷ lệ cây cần trồng dặm trong lần chăm sóc năm thứ nhất. Trên cơ sở kết quả nghiệm thu của BQL dự án huyện, BQL dự án tỉnh tổ chức phúc tra lại và báo cáo BQL dự án Trung ương kiểm tra để công nhận kết quả trồng rừng và thông báo được rút tiền gửi tại ngân hàng cho từng hộ. Kết quả trồng rừng qua các năm ở xã Kỳ Lạc được thể hiện ở biểu 4.12
Biểu 4.12: Kết quả trồng rừng tại xã Kỳ Lạc do Dự án đầu tư
Năm trồng Diện tích ( ha) Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) 1999 192,75 192,75 100 2000 516,71 516,71 100 2001 288,20 288,20 100 Tổng cộng: 997,66 997,66 100
Cơ cấu cây trồng trong vùng dự án gồm các loài Thông nhựa ( Pinus merkusii) và Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis) được trồng hỗn giao. Phương thức
Mật độ trồng 2000 cây/ ha (1500 cây Thông nhựa + 500 cây Keo lá tràm).
Qua kết quả khảo sát và các tài liệu của dự án cho thấy công tác trồng rừng ở vùng dự án xã Kỳ Lạc được thực hiện theo đúng hướng dẫn, chất lượng rừng tốt, tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn sống đạt cao. Diện tích được nghiệm thu và chấp nhận đạt 100% kế hoạch, rừng sinh trưởng và phát triển tốt, khép tán nhanh sớm phát huy được tác dụng phòng hộ. Mật độ rừng kiểm kê vào cuối năm 2002 như sau: Rừng trồng năm 1999 có mật độ bình quân 1942 cây/ha, đạt 96 %; rừng trồng năm 2000 có mật độ bình quân 1982 cây/ha, đạt 99%; rừng trồng năm 2001 có mật độ 1948 cây/ha, đạt 97,5%.
Công tác chăm sóc, bảo vệ đối với diện tích rừng trồng được BQL dự án các cấp và hộ gia đình hết sức quan tâm. Chăm sóc rừng sẽ được thực hiện 3 năm đầu, 2 năm đầu mỗi năm chăm sóc 2 lần vào vụ Xuân và vụ Thu có bón thúc phân NPK và trồng dặm, năm thứ 3 biện pháp chăm sóc chủ yếu là phát luỗng dây leo bụi rậm chèn ép cây trồng. Các lần chăm sóc rừng đều được cán bộ kỹ thuật và BQL dự án các cấp hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và nghiệm thu thành quả. Kết quả nghiệm thu của BQL dự án cho thấy các hộ đã chăm sóc rừng đúng hướng dẫn, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và được chấp nhận 100% diện tích. Đây là căn cứ để các hộ được rút tiền gửi trong tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trong các năm đó. Qua các năm trồng, chăm sóc không có hộ nào bị đóng tài khoản tiền gửi cá nhân ở ngân hàng. Các năm tiếp theo các hộ phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng trồng theo đúng hướng dẫn và sẽ được nghiệm thu để làm cơ sở cho việc rút tiền còn lại trong tài khoản tiền gửi cá nhân tại ngân hàng.
Diện tích rừng trồng tại vùng dự án xã Kỳ Lạc được BQL dự án, các hộ gia đình và xã hội đánh giá sinh trưởng, phát triển tốt. Để có được thành quả đó trước hết sự chuẩn bị kế hoạch trồng, chăm sóc, bảo vệ của dự án rất cụ thể, chu đáo, sự giám sát, đôn đốc của cán bộ thường xuyên, chặt chẽ. Bên cạnh đó là sự tham gia tích cực của người dân và tạo điều kiện tốt của chính quyền các cấp trong việc triển khai dự án. Tuy nhiên, do trình độ dân trí trong vùng thấp nên công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện. Cơ cấu cây trồng trong vùng còn hạn chế chỉ có duy nhất 2 loài
chọn trồng hỗn giao 2 loài cây ưa sáng đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không gian dinh dưỡng giữa loài cây trồng phù trợ và cây trồng chính. Chưa phát triển được diện tích rừng trồng bằng những loài cây bản địa.