Hình 4.8: Độ phì của đất trước khi trồng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 72 - 75)

0 1 2 3 4 5 6 Hàm lượng PHKCL Mùn Lân Chỉ tiêu

Hình 4.9 : Độ phì của đất sau khi trồng rừng 4.4.3.3. Cải thiện nguồn nước trong khu vực

Xã Kỳ Lạc nằm ở phía Tây Nam của huyện Kỳ Anh và là vùng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Mùa hè thường khô, nóng, ít mưa, nhất là vào những năm không có mưa vào dịp tiết Tiểu Mãn thì thường chịu hạn hán dài ngày. Do vậy, nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mọi sinh hoạt của người

tập trung vào các tháng từ tháng 8 đến thág 10 dễ gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Rừng ngoài các tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái còn giảm dòng chảy mặt hạn chế nguy cơ lũ quét, rừng còn làm tăng dòng chảy ngầm và dự trữ nguồn nước ngầm. Theo kết quả điều tra cơ bản các hộ gia đình tham gia Dự án, có thời gian sinh sống lâu dài ở địa phương cho biết: Số lượng và chất lượng nước sinh hoạt của địa phương trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong các năm gần đây hầu hết các gia đình trong xã đều sử dụng nước giếng cho sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra những hộ có điều kiện tốt về kinh tế còn xây các bể chứa sử dụng nước mưa và nước bơm từ giếng khơi lên để tiện cho sinh hoạt. Một số trang trại ở xa khu dân cư, sẵn nguồn nước suối nên đang lợi dụng suối và không đào giếng. Kết quả đanh giá của các hộ dân trong xã về nguồn nước của địa phương theo phương pháp cho điểm (tối đa 10 điểm) được tổng hợp trong biểu sau

Biểu 4.26 : Kết quả đánh giá nguồn nước sử dụng của xã Kỳ Lạc

TT Chỉ tiêu đánh giá Trước đây(1999) Hiện nay(2008)

1 Khả năng phục vụ nước cho sinh hoạt 5 9

2 Khả năng phục vụ nước cho sản xuất 4 8

3 Khả năng dự trữ nước trong các sông,suối, hồ đập 6 8

4 Khả năng gây lũ lụt 9 5

5 độ đục của nước 8 4

Kết quả trong biểu 4.26 cho thấy vào các thời điểm trước Dự án và năm 2008 khả năng cung cấp nước của các sông, suối, hồ, đập và giếng đào trong khu vực tăng lên rõ rệt, khả năng gây lũ lụt và độ đục của nước sông suối giảm đi nhiều. Mức độ thay đổi này do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trước hết là do ý thức của người dân trong việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước, hệ thống mương máng dẫn nước từ các hồ chứa nước được thường xuyên tu bổ. Nguyên nhân thứ hai phải kể đến, độ che phủ của khu vực tăng lên do đó nguồn nước của các sông suối hồ đập cũng được ổn định. Bên cạnh đó số liệu trong biểu 4.4 cũng cho thấy diện tích đất nông nghiệp của xã tăng từ 275 lên 1.569,5 ha ở giai đoạn hậu Dự án. Điều này cũng đã phần

4.4.3.4. Tăng cường khả năng giữ nước, hạn chế xói mòn

Kỳ Lạc là xã miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc cao lượng mưa lớn trung bình hơn 2200mm/năm, tập trung vào một số tháng mùa mưa nên khả năng xói mòn rửa trôi đất khá cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng bền vững đất đai. Do đó, nguy cơ đất bị xói mòn trong vùng là rất lớn. Để đánh giá mức độ xói mòn chúng tôi dùng chỉ tiêu cường độ xói mòn theo công thức của TS Vương Văn Quỳnh, khả năng giữ nước của đất được đánh giá thông qua chỉ tiêu lượng nước thấm vào đất của Vư- cốp- sky.

Cường độ xói mòn:Là bề dày lớp đất mặt bị xói mòn bình quân/năm của các mô

hình canh tác. Hiện nay có rất nhiều công thức tính lượng đất bị mất do xói mòn như công thức của Wischmeier-Smith(1972), phương trình thất thiệt đất biến đổi của Dissmeger và Foster (MSLE-1985), công thức của tác giả Vương Văn Quỳnh (Trường Đại học Lâm nghiệp, 1994) …mỗi công thức khi áp dụng đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Trong quá trình tính toán đề tài áp dụng công thức của tác giả Vương Văn Quỳnh đây là một công thức có nhiều ưu điểm khi áp dụng ở điều kiện thực tiễn Việt Nam, do đã đề cập đến hầu hết các nhân tố cấu trúc, địa hình có ảnh hưởng đến xói mòn và khi sử dụng cho khu vực khác thì được điều chỉnh thông qua chỉ số gây xói mòn của mưa. Kết quả thu thập số liệu và tính toán được tổng hợp trong biểu 4.27.

Biểu 4.27:ảnh hưởng của các mô hình trồng rừng đối với xói mòn đất Mô hình H(m) TC CP TM (độ) X d

Thông + Keo 6,5 0,80 0,60 0,45 19 0,64 0,68

Đất trống 0,0 0,00 0,70 0,30 19 0,42 1,34

Thông thuần loài 4,5 0,60 0,70 0,40 20 0,60 0,70

Thông thuần loài 5,0 0,70 0,50 0,60 15 0,62 0,38

Đất trống 0,0 0,00 0,60 0,33 15 0,45 0,91

* TC, CP, TM, X: Tính theo phần mười lớn nhất là 1

Kết quả cho thấy, cường độ xói mòn giữa rừng trồng và đất trống biến động rất lớn. Cùng một độ dốc, cường độ xói mòn nơi đất trống cao gần gấp hai lần nơi có rừng. Độ dốc càng tăng cường độ xói mòn càng mạnh, rừng trồng Thông thuần loài ở độ dốc 150 cường độ xói mòn 0,38mm/năm ở độ dốc 200 cường độ xói mòn tăng gần gấp đôi (0,70 mm/năm). Cường độ xói mòn cũng phụ thuộc rất lớn vào loài cây và cơ cấu cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)