Lập kế hoạch trồng rừng và Quy hoạch sử dụng đất làng bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 33 - 38)

Từ kinh nghiệm thu được khi triển khai các dự án như : Dự án '' Trồng rừng tại Lạng Sơn và Bắc Giang'' do KFW tài trợ, Dự án '' Phát triển lâm nghiệp xã hội tại sông Đà'' do GTZ tài trợ và do GFA thực hiện tại vùng đầu nguồn sông Đà, Dự án KFW '' Xoá đói giảm nghèo'' do Bộ Lao động và Thương binh xã hội thực hiện cùng công tác với VBA, Dự án '' Trồng hồ tiêu'' ở Quảng Trị do GTZ thực hiện, Chương trình PAM 4304 '' Trồng rừng tại ven biển Việt Nam'' thực hiện ở 13 tỉnh ven biển của Việt Nam…Với mục đích trồng và quản lý bền vững 500 ha rừng như dự kiến ban dầu tại xã Kỳ Lạc, Dự án KFW2 đã đưa ra yêu cầu bắt buộc trước khi trồng rừng là phải lập kế hoạch trồng rừng. Đây cũng là cách nhận biết và hạn chế rủi ro khi triển khai dự án trên cơ sở được sự chấp nhận của người dân, phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương và không chồng chéo với các dự án khác đang triển khai trên địa bàn. Đồng thời qua công tác lập kế hoạch sự đảm bảo thực hiện dự án và quản lý diện tích rừng trồng sau này thông qua sự thừa nhận và đảm bảo của các cấp chính quyền.

Lập kế hoạch trồng rừng trong dự án này gồm có 3 bước chính là : Quy hoạch sử dụng đất làng bản, Điều tra lập địa, Thiết kế trồng rừng. Đây là cách làm mới khác với các dự án phát triển lâm nghiệp đã và đang triển khai trên địa bàn nên sẽ gặp phải một số vấn đề khó khăn nhất là bước Quy hoạch sử dụng đất làng bản có sự tham gia của người dân.

- Nhận thức của người dân về tài nguyên rừng chủ yếu là lợi dụng rừng, coi rừng là nguồn cung cấp, chưa có các biện pháp hoặc ý thức quản lý bền vững nguồn tài nguyên này.

- Lợi ích của rừng trồng người dân chưa nhận thức đầy đủ, chủ yếu nhận thức trồng rừng là để được trả mức tiền công nào đó nhằm giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hiện tại.

- Khả năng làm việc mang tính phối kết hợp trong cộng đồng còn yếu.

Quy hoạch sử dụng đất làng bản hay còn gọi Quy hoạch sử dụng đất vi mô là bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch trồng rừng và là bước then chốt trong việcthực hiện dự án. Mục tiêu chính là:

- Đảm bảo mức độ an toàn cho các khu rừng trồng thông qua việc xây dựng quy ước thôn cho việc bảo vệ rừng và quản lý hành chính.

- Tạo nên các đơn vị quản lý rừng nhằm tăng tác động sinh thái , bảo vệ đất và nguồn nước.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động Quy hoạch sử dụng đất vi mô, các nội dung cơ bản của Dự án sẽ được giới thiệu và phổ biến cho các hộ sẽ tham gia Dự án và toàn thể nhân dân trong thôn được biết. Qua đó cùng với sự hướng dẫn của cán bộ Dự án và chính quyền các cấp hộ dân sẽ tự nguyện đăng ký tham gia trên cơ sở năng lực và lao động hiện có của gia đình.

Quy hoạch sử dụng đất vi mô có sự tham gia của người dân, chủ yếu là các hộ dân tự nguyện cùng với sự hướng dẫn, định hướng của cán bộ Dự án. Từ sự tham gia đó người dân trong thôn sẽ hiểu biết hơn về địa hình cũng như ranh giới thôn mình đang sinh sống một cách tổng quát, cụ thể. Đó là điều kiện để giúp họ có định hướng bố trí sản xuất một cách hợp lý nhất tận dụng được tối đa tài nguyên đất hiện có. Đắp sa bàn thôn chính là công cụ giúp người dân có được cách nhìn cụ thể, sinh động về địa hình, địa thế thôn mình. Trong thôn sẽ chọn ra một vài người có năng khiếu để đắp sa bàn, còn những người khác theo dõi và bổ sung nếu như sa bàn còn thiếu các yếu tố có trên thực địa dễ nhận biết. Từ đó, việc đắp sa bàn được mọi người cùng tham gia, góp ý và chỉnh sửa để đi đến một sa bàn là hình ảnh của thôn được thu nhỏ sinh động, ai cũng có thể nhận ra được một cách đơn giản nhất. Đó là thành quả của cộng đồng thông qua sự phối hợp cùng làm việc của mọi người trong thôn.

Cùng với sa bàn thôn, công cụ ''lát cắt thôn'' cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện quy hoạch. Đó là mặt cắt dọc vị trí của thôn theo hướng từ địa hình có vị trí tương đối cao nhất đến vị trí thấp nhất trong địa bàn thôn. Để có thể vẽ được lát cắt thôn cần phải đi khảo sát ở thực địa. Công việc này sẽ chọn trong thôn một số người am hiểu về địa hình của thôn mình cùng với cán bộ hiện trường, cán bộ phổ cập viên và hỗ trợ thôn đi khảo sát tổng thể địa bàn thôn. Sau khi khảo sát ở thực địa, mọi người cùng tham gia vẽ nên lát cắt thôn trên giấy khổ lớn, công việc này cũng được sự tham gia góp ý, thảo luận của mọi người. Qua việc đi lát cắt giúp người dân nhìn thấy được hiện trạng việc tổ chức sản xuất của thôn mình từ vị trí cao đến thấp. Thấy được ưu, nhược điểm cũng như những bất hợp lý trong tổ chức

Sau bước đắp sa bàn và đi lát cắt thôn sẽ là bước quy hoạch sử dụng đất vi mô. Đây là khâu quan trọng và phải do chính người dân chủ động, tự nguyện tham gia để bố trí các loại hình sử dụng đất về mặt không gian. Các nhu cầu sử dụng đất của thôn cũng được thể hiện qua công tác quy hoạch này như : Nhu cầu về đất thổ cư, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp,….Dưới sự hướng dẫn của cán bộ Dự án thông qua quy hoạch sử dụng đất vi mô giúp người dân loại trừ được những diện tích này không đưa vào quy hoạch trồng rừng trong thời gian tiếp theo. Đó là điều kiện giúp cho việc đảm bảo an toàn đối với những diện tích quy hoạch trồng rừng. Mặt khác, nhu cầu chăn thả gia súc trong các thôn của xã Kỳ Lạc là rất lớn , do đó trong phương án quy hoạch sử dụng đất cũng quan tâm dành diện tích phù hợp để chăn thả gia súc. Phương án quy hoạch sử dụng đất của thôn chủ yếu là do người dân tham gia dự án xây dựng, tuy nhiên bản quy hoạch sử dụng đất thôn phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn xã nên trong quá trình lập quy hoạch thôn có sự tham gia của chính quyền . Phương án quy hoạch sử dụng đất vi mô của xã Kỳ Lạc năm 1999 như ở biểu sau:

Biểu 4.4 : Tổng hợp phương án quy hoạch sử dụng đất các thôn tham gia dự án xã Kỳ Lạc giai đoạn 1999- 2002.

TT Loại hình sử dụng đất Hiện trạng năm 1999 Quy hoạch đến 2002

Tổng diện tích 12.386 12.386 1 Đất nông nghiệp 275 1.569,5 1.1 Lúa nước 47,5 47,5 1.2 Đất trồng cây hàng năm 228 428 1.3 Chăn thả gia súc 0 1.094 2 Đất lâm nghiệp 10.981,5 9.684 2.1 Đất có rừng 4.278 5.256 2.1.1 Rừng tự nhiên 4.203 1.332,5 2.1.2 Rừng trồng 75 75 2.1.3 Đề xuất trồng rừng 0 978,02 2.2 Đất chưa có rừng 6.703 4.428 3 Đất khác 1.332,5 3.1 Thổ cư 242 445,5 3.2 Đất chuyên dùng 887 887

(Nguồn : Quy hoạch sử dụng đất vi mô xã Kỳ Lạc) Từ nhu cầu thực tế của địa phương và phương án quy hoạch sử dụng đất mới

đối với từng loại hình sử dụng đất. Công tác này do người dân chủ động lựa chọn và có sự hướng dẫn của cán bộ dự án trong việc sử dụng sa bàn và lát cắt thôn để bố trí, lựa chọn cây, con phù hợp với điều kiện tự nhiên của thôn và nguyện vọng của người dân. Công cụ được sử dụng lựa chọn là các bảng câu hỏi và cho điểm theo các mức độ ưu tiên đối với từng loài cây trồng, vật nuôi. Loài nào có điểm cao hơn sẽ được chọn để đưa vào tập đoàn cây, con phát triển trong phạm vi thôn.

Để thực hiện tốt phương án quy hoạch, người dân trong thôn xây dựng bản quy ước thôn. Bản quy ước thôn trước hết đó là sự tự nguyện của người dân trong việc thực hiện phương án quy hoạch và thực hiện dự án trồng rừng. Trong bản quy ước nêu cụ thể những quy định, cam kết cũng như những chế tài bắt buộc đối với những người vi phạm các quy định trong bản quy ước phù hợp với phong tục, tập quán địa phương. Ngoài sự nguyện của người dân khi tham gia xây dựng và thực hiện quy ước thôn thì chính quyền cấp xã là cấp thừa nhận về mặt pháp lý đối với quy ước thôn, đảm bảo các quy định, chế tài trong đó không trái pháp luật.

Quy hoạch sử dụng đất làng bản do chính người dân thực hiện và quyết định, nhưng để đảm bảo tính pháp lý của một phương án quy hoạch cần phải được cơ quan có chuyên môn kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp với quy hoạch chung cũng như phải được chính quyền địa phương thừa nhận. Vì vậy, sau khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất làng bản được BQL dự án tỉnh và các cơ quan chức năng của huyện thẩm định, Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định phê duyệt cho từng xã tham gia dự án. Do vậy, phương án quy hoạch sử dụng đất vi mô có sự tham gia của người dân được các cấp chính quyền đảm bảo thực hiện trong suốt giai đoạn quy hoạch.

Quy hoạch sử dụng đất vi mô với mục tiêu cuối cùng là chọn ra được diện tích trồng rừng thích hợp đối với cấp thôn và xã. Qua công tác quy hoạch giúp cho người dân làm quen với việc tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp với khả năng, nhu cầu và phù hợp với từng loài cây trên một đơn vị diện tích đất hiện có. Bảng loài cây theo thứ tự ưu tiên đã giúp cho người dân thấy được mức độ phù hợp của nó với điều kiện tự nhiên ở địa phương. Đó cũng là cách giúp cho người dân nhận ra và quyết định loài cây trồng phù hợp. Công tác này do chính người dân thực hiện do vậy qua đây phát hiện hoặc giải quyết được các tranh chấp về đất đai nêu có giữa các hộ gia đình theo phong tục, tập quán và theo sự thoả thuận giữa họ. Những diện tích đất

đưa vào kế hoạch trồng rừng. Điều đó đảm bảo cho những diện tích quy hoạch trồng rừng không bị tác động của các dự án khác hoặc nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Diện tích dành để phát triển cây ăn quả, cây đặc sản cũng được quan tâm trong quá trình xây dựng quy hoạch. Mục đích tạo ra thu nhập cho người dân trong thời gian rừng trồng của dự án chưa mang lại các sản phẩm kinh tế cho họ. Đây cũng được xem là điểm khác biết trong quy hoạch sử dụng đất vi mô của dự án.

Việc xây dựng quy ước thôn cũng là sự đảm bảo một cách tự nguyện, tự giác của người dân trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch. Trong các buổi họp dân để xây dựng quy hoạch sử dụng đất vi mô đều có cán bộ đại diện cho chính quyền địa phương cùng tham gia và góp ý xây dựng. Do đó, phương án quy hoạch đưa ra sẽ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phươn. Đó cũng là một trong những yếu tố thể hiện tính khả thi cao của phương án quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, xã.

Quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, xã là nhằm đảm bảo '' sự thừa nhận về mặt kinh tế, xã hội'' cho kế hoạch trồng rừng và quản lý rừng [17] và cũng là điểm mới khác với các dự án phát triển lâm nghiệp đang triên khai ở địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động của công tác quy hoạch còn có một số điểm tồn tại cần khắc phục. Đối với xã Kỳ Lạc nói riêng và nhân dân sống ở những xã miền núi, vùng sâu vùng xa trình độ dân trí thấp. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, tự phát theo phong trào, vì vậy bước đầu người dân nhận thức về quy hoạch chưa đầy đủ, bỡ ngỡ với những khái niệm chuyên môn. Vai trò của cán bộ của dự án đóng vai trò là người định hướng, gợi ý để các hộ dân thực hiện được đầy đủ các nội dung của công tác quy hoạch sử dụng đất. Nhưng có những nơi, nhưng lúc vì lý do đẩy nhanh tiến độ, cố gắng thực hiện theo mục đích đặt ra trước nên cán bộ dự án thường can thiệp quá sâu vào các hoạt động quy hoạch của người dân. Thời gian dành cho các hoạt động chính của công tác quy hoạch còn hạn chế. Công tác quy hoạch chủ yếu tập trung vào đối tượng đất trống đồi trọc, các loại hình sử dụng đất khác mới chỉ được đề cập nhằm đảm bảo an toàn cho việc trồng rừng, chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể hoặc có kế hoạch sử dụng nhưng chỉ mang tính hình thức. Kế hoạch phát triển rừng mới chỉ dừng lại trong thời gian thực thi dự án, chưa có những định hướng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)