Nâng cao độ che phủ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 69 - 71)

9. Công tác giám sát đánh giá

4.4.3.1. Nâng cao độ che phủ rừng

Độ che phủ là một trong những chỉ tiêu quan trọng nói lên mức độ bền vững của môi trường sinh thái, nó gắn liền với sự tồn tại của rừng. Miền núi nước ta địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh đặc biệt là vùng đầu nguồn các sông suối lớn, vì vậy thảm thực vật rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái ở đây.

Theo các nhà khoa học độ che phủ của rừng nói chung phải đạt tối thiểu 50 – 60% mới giữ được an toàn sinh thái quốc gia và khu vực. Độ che phủ không chỉ nói lên tác dụng bảo vệ đất, điều tiết nguồn nuớc, giảm nhẹ các tác hại về hạn hán lụt lội, gió bão, chống ô nhiểm môi trường mà còn cho phép thuyết minh một cách gián tiếp khả năng đáp ứng lâm sản, việc làm và nghỉ ngơi giải trí của người dân trong khu vực.

Biểu 4.23: Diện tích đất có rừng trước Dự án và năm 2007

Đơn vị tính: ha

TT Thôn Diện tíchtự nhiên Trước DựDiện tích rừng Rừng do Dựán đầu tư án 2008Năm 1 Lạc Tiến 2.230 378 518,03 140,03 2 Lạc Xuân 1.780 1.230 1.387,15 157,15 3 Lạc Sơn 1.840 800 884,7 84,7 4 Lạc Trung 850 0 619,58 51,19 5 Lạc Thanh 1.260 650 1.245,61 135,61 6 Lạc Thắng 2.520 1.220 2.148,97 428,97 Tổng 10.981,5 4.278 6804,0 997,65

020 20 40 60 Trước Dự án Sau Dự án %

Hình 4.7: Độ che phủ của rừng trước Dự án và năm 2007

Qua số liệu trong biểu 4.23 và hình 4.7 cho thấy tổng diện tích đất có rừng khu vực Dự án đã tăng lên đáng kể từ 4.278 ha vào thời điểm trước Dự án lên 6.840 ha, trong đó diện tích do Dự án đầu tư 997,65 ha. Góp phần nâng cao độ che phủ bình quân khu vực từ 34% lên 55%. Bên cạnh đó chất lượng rừng cũng tăng lên đáng kể, qua báo cáo nghiệm thu chăm sóc của Ban quản lý Dự án trồng rừng Việt Đức huyện Kỳ Anh, nhìn chung cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương. Mặt khác trong quá trình trồng và chăm sóc, các hộ gia đình đã bón phân đầy đủ theo quy định của Dự án nên tốc độ phát triển rất nhanh, tỷ lệ sống cao ( trên 96%). Kết quả điều tra trong 9 ô tiêu chuẩn về sinh trưởng của rừng theo các năm trồng như sau:

Biểu 4.24: Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rừng trồng Dự án năm 2008

Loài cây Năm trồng Hvn(m) D1.3( cm) Độ tàn che

Thông nhựa 1999 4,5 10 0,6

Thông nhựa 2000 3,5 8 0,6

Thông nhựa +Keo 2001 3,0/13 5,0/16 0,8

Hiện nay hầu hết diện tích rừng trồng của Dự án đều khép tán. Cây keo trồng xen đối với rừng trồng năm 1999 và 2000 đã được khai thác. Qua đó cho thấy, cơ cấu cây trồng của Dự án tương đối phù hợp và được nhân dân địa phương hưởng ứng

phủ của rừng và tái tạo nguồn tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt. Tuy nhiên để đảm bảo tính bền vững cần tạo lập kết cấu rừng hỗn giao nhiều tầng nhiều loài cây, tăng cường chức năng phòng hộ của rừng. Việc chăm sóc chỉ nên thực hiện cục bộ theo hố hoặc theo rạch và nên giữ lại các loài cây tái sinh, đặc biệt là cây lá rộng bản địa để nhanh chóng tạo lập được hoàn cảnh rừng, góp phần phục hồi nhanh môi trường đất rừng. Tạo điều kiện cho những loài cây có giá trị kinh tế xuất hiện trở lại, đồng thời tạo được kết cấu rừng hỗn giao bền vững có giá trị phòng hộ cao và hạn chế nguy cơ sâu bệnh, cháy rừng trên diện rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)