Tổ chức sản xuất cây con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 48 - 49)

Dự án không chỉ quan tâm đến việc cung cấp cây con đủ về số lượng và chất lượng mà còn quan tâm đến việc tạo điều kiện cho người dân có thể tự sản xuất được cây con phục vụ trồng rừng. Hệ thống vườn ươm được xây dựng trong vùng thực thi dự án, thuận lợi cho công tác vận chuyển cây con khi trồng rừng, do đó quy mô

Mức độ tham gia của người dân có thể là người chủ trực tiếp sản xuất cây con hoặc tham gia vào các công đoạn khác trong qua trình gieo ươm. Chủ vườn ươm sẽ được lựa chọn trong số những hộ tham gia dự án và được mọi người trong thôn tin tưởng giới thiệu để BQL dự án quyết định hợp đồng sản xuất cây con. Yêu cầu chủ vườn ươm phải có đủ năng lực về lao động, có hiểu biết về kỹ thuật vườn ươm. Chủ vườn ươm sẽ được tham gai các lớp tập huấn về kỹ thuật vườn ươm do dự án tổ chức. Chủ vườn ươm phải chịu sự giám sát, chỉ đạo trực tiếp của cán bộ BQL dự án huyện và sự kiểm tra của BQL dự án tỉnh, Trung ương.

Cây con đủ tiêu chuẩn trồng rừng do hộ gieo tạo sẽ được dự án mua thông qua hợp đồng và theo đơn giá đã được quy định. Nhưng có sự ràng buộc trách nhiệm về mặt chất lượng và sẽ được thanh toán toàn bộ nếu kết quả nghiệm thu trồng rừng tốt.

Với yêu cầu về việc sản xuất cây con như trên, tại vùng dự án xã Kỳ Lạc được BQl dự án quyết định xây dựng 1 vườn ươm và đã sản xuất được 140 vận cây con phục vụ trồng rừng. Qua phỏng vấn người dân và cán bộ dự án, vườn ươm tại xã Kỳ Lạc đã cung cấp cây con cho dự án đảm bảo chất lượng, đủ số lượng theo hợp đồng. Vị trí vườn ươm được lựa chọn thuận lợi cho vận chuyển cây con trồng rừng. Người dân trong vùng cùng tham gia sản xuất cây con dưới hình thức làm công cho chủ vườn ươm đã được lựa chon. Thông qua việc tham gia sản xuất cây con, người dân trong vùng dự án được tiếp cận với các kỹ thuật gieo tạo, chăm sóc cây trong giai đoạn vườn ươm. Nhiều hộ sau đó đã có thể tự sản xuất cây con đối với những loài có thời gian ở vườn ươm ngắn như Keo lá tràm, Keo tai tượng. Đồng thời việc đặt vườn ươm trong vùng dự án tạo điều kiện cho người dân tham gia được nhiều các hoạt động của dự án, giải quyết được một số lao động dôi dư.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cây con của hộ nông dân còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trước hết kỹ thuật chưa nắm chắc, chỉ có thể gieo tạo được một số loài cây yêu cầu về mặt kỹ thuật đơn giản. Đối với những loài cây như Thông nhựa có thời gian ở vườn ươm dài ( 12 tháng) kết quả gieo tạo chưa cao, lúng túng trong việc xử lý sâu bệnh hại, đối phó với những thay đổi bất lợi của thời tiết, dễ chủ quan trong qua trình chăm sóc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)