Cung cấp phân bón.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 47 - 48)

Hầu hết vùng trồng rừng dự án đã được lựa chọn có điều kiện lập địa khó khăn, đã bị mất rừng trong giai đoạn dài, độ phì của đất thấp. Do đó nhu cầu bón phân cho rừng trồng đã được chấp nhận và được dự án cấp phát miễn phí cho hộ nông dân. Việc bón phân trước hết nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt ngay từ khi mới trồng. Mặt khác đây cũng là hình thức để người dân làm quen với việc trồng rừng thâm canh. Tuy nhiên không phải tất cả các nhóm dạng lập địa khi trồng rừng cũng đều được bón phân. Dự án chỉ cấp phát và thực hiện bón phân đối với nơi trồng rừng có nhóm dạng lập địa C, nơi đất xấu, nghèo dinh dưỡng.

Phương thức bón gồm có bón lót (trước khi trồng 15-20 ngày) và bón thúc ( vào thời điểm chăm sóc lần 1 của năm thứ nhất, lần 2 cách lần 1 khoảng 12 tháng). Liều lượng bón được quy định: Đối với bón thúc là 100gam/hố, với bón lót là 50g/cây/lần. Loại phân sử dụng: Đối với bón lót sử dụng phân lân hữu cơ vi sinh; bón thúc sử dụng phân NPK 5:10:3. Chất lượng phân bón sẽ được mua tại những nhà máy có uy tín do BQL dự án trung ương khảo sát và đánh giá, mỗi lần cung ứng

cung cấp phân bón cho các hộ trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật bón cho các hộ nông dân. Lượng phân bón dự án đã cung cấp cho các hộ trồng rừng được thể hiện ở biểu 4.11.

Biểu 4.11: Tổng hợp số lượng cây con và phân bón theo đơn vị thôn TT Thôn Cây con (1000 cây) Phân bón (tấn)

Thông nhựa Keo lá tràm

1 Lạc Tiến 264,4 88,0 47,592 2 Lạc Xuân 259,4 86,3 46,692 3 Lạc Sơn 138,8 46,1 24,984 4 Lạc Trung 87,2 29,1 15,696 5 Lạc Thanh 225,8 75,2 40,644 6 Lạc Thắng 710,6 236,8 127,908 Cộng : 6 thôn 1.686,2 561,5 303,516

Cấp phát cây con và phân bón miễn phí đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với những yêu cầu về kỹ thuật như tiêu chuẩn cây con, kỹ thuật bón phân cho rừng trồng. Với quy trình giám sát chặt chẽ trong quá trình cấp phát đã đảm bảo cho người dân được thụ hưởng vật tư phục vụ trồng rừng đủ về số lượng, tốt về chất lượng. Qua phỏng vấn hộ dân trong vùng dự án cho thấy việc cấp phát cây con và phân bón của dự án có chất lượng cao, tạo được sự yên tâm, tin tưởng trong cộng đồng người dân. Từ đó người dân có trách nhiệm hơn đối với chất lượng rừng trồng của chính mình qua việc trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, nhận thức của người dân không đồng đều có những hộ chưa thực sự hiểu biết đầy đủ về chất lượng cây con. Có nơi người cung cấp cây con cũng đang sinh sống trong địa bàn xã, có quan hệ làng xóm với hộ được nhận cây nên hiện tượng dễ dãi khi giao nhận cũng đã xảy ra. Vì vậy, trong quá trình cấp phát cây con ngoài sự giám sát của BQL dự án huyện thì giám sát của BQL dự án tỉnh là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)