- Về y tế, giáo dục:
Đây là lĩnh vực được Cấp uỷ Đảng, Chính quyền cũng như nhân dân trong xã hết sức quan tâm, đầu tư. Về y tế có 2 trạm y tế với 7 thầy thuốc và nhân viên đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Về giáo dục : đã đầu tư xây dựng kiên cố và khang trang trường, lớp cho 3 cấp học từ cấp Mầm non đến Trung học cơ sở. Cả 3 hệ thống trường đều được công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Năm 2005, được công nhận đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho cấp Trung học phổ thông.
- Về cơ sở hạ tầng : * Về giao thông.
Mạng lưới đường giao thông trong địa bàn xã chủ yếu là đường bộ. Trục giao thông chính nối lưu thông giữa xã với trung tâm huyện và các xã trong vùng là đường tỉnh lộ 10 (12km) và đường quốc lộ 12. Hệ thống đượng giao thông nông thôn cơ bản đã được hoàn chỉnh bằng mặt đường cứng có tổng chiều dài 36km. Trong đó có 6 km đã được bê tông hoá. Trên các trục giao thông chính có 6 cây cầu
lớn và 15 cống nhỏ đều đã được xây dựng kiên cố, đảm bảo phục vụ nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hoá, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
Ngoài ra còn có các tuyến đường chiến lược phục vụ cho như cầu sản xuất lâm nghiệp ( chủ yếu là các khu vực trồng rừng, khu quy hoạc trang trại của các hộ dân trong xã) .
Trên địa bàn xã có một tuyến đường thuỷ là sông Rào Trổ, phục vụ lưu thông hàng hoá giữa xã Kỳ Lạc với các xã lân cận như Kỳ lâm, Kỳ Sơn và một số xã thuộc tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, dọc theo 2 bên sông còn có các bến đò ngang phục vụ sinh hoạt hàng ngày và sản xuất cho 1 số thôn và bà con trong xã.
Nhìn chung, xã Kỳ Lạc có điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Trong đó có sản xuất lâm nghiệp sẽ rất thuận lợi khi đã có sẵn hệ thống đường giao thông phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sau này.
*Về điện.
Mạng lưới điện trên địa bàn xã sử dụng từ lưới điện lưới quốc gia, gồm có trạm biến áp với 21,5 km đường dây hạ thế. Tỷ lệ các hộ dùng điện đạt 99%. Mạng lưới điện trong địa bàn xã đều được xây dựng kiên cố, đảm bảo an toàn.
* Về thuỷ lợi và hệ thống nước sạch.
Trên địa bàn hiện có 11 công trình thuỷ lợi nhỏ, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho hơn 100 ha lúa 2 vụ và phục vụ cho các nhu cầu chăn nuôi và đời sống của nhân dân trong vùng. Trong đó có một số hồ đập quan trong như : Đập Cây Tắt, đập Cây Mít....
Từ trước tới nay chủ yếu nhân dân trong vùng sử dụng nguồn nước giếng để phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Một số hộ sử dụng nguồn nước tự chảy cho sinh hoạt và nuôi cá nước ngọt. Do vậy, về nước sinh hoạt nông thôn đều đảm bảo sạch và đủ cho nhu cầu của nhân dân.
Đây cũng là một đặc điểm cần trồng rừng bảo vệ nguồn nước cho các công trình thuỷ lợi cũng như đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân trong xã.
* Về hệ thống thông tin liên lạc.
Thông tin liên lạc trong địa bàn và với các vùng khác được đảm bảo bởi hệ thống đường truyền của Bưu điện và các mạng điện thoại di động như :Vinaphone,
Là xã miền núi nghèo, diện tích tự nhiên nhiều, đất canh tác ít. Nhất là đất 2 vụ lúa quá ít, chủ yếu là đất bạc màu nghèo kiệt. Có đến 90 % dân số có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp như trồng lúa nước, hoa màu. Bình quân đất canh tác nông nghiệp 1500 m2/ người, trong đó đất canh tác lúa 2 vụ có 240 m2/ người. Trong khi đất và rừng chiếm tỷ lệ khá lớn, bình quân 3,35 ha/người chưa được sử dụng. Vì vậy đời sồng nhìn chung của nhân dân gặp nhiều khó khăn trong đời sống cũng như vốn đầu tư phát triển sản xuất.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, xã Kỳ lạc được sự hỗ trợ, đầu tư của chương trình 135 nên cơ sở hạ tầng như đường xá, lưới điện, trường học, trạm y tế được quan tâm đầu tư đúng mức, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân đã từng bước được nâng lên. Song song với sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương cũng đã vận động nhân dân góp nhiều ngày công để làm đường trong vùng quy hoạch trồng rừng và vùng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Đó là bước đi đúng đắn nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp cũng như việc huy động, thu hút đầu tư vào phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã.
Tuy nhiên tỷ lệ hộ đói nghèo cao, điểm xuất phát đi lên thấp, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, thương mại, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lao động dôi dư sau mùa vụ rất lớn có thể tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp. Đó được coi là nguồn lao động chính có thể thu hút để phát triển lâm nghiệp trên địa bàn. Vì vậy, sự đầu tư trồng rừng của Dự án nhằm tằng thêm thu nhập, phổ biến kiến thức cho người dân trên địa bàn, sử dụng nguồn nhân lực dôi dư do không có đất canh tác đồng thời gớp phần cải thiện điều kiện khí hậu, bảo đảm chức năng phòng hộ cho các hồ đập và nguồn nước trong vùng.
4. 3. 2. Nội dung cơ bản của Dự án trên địa bàn xã Kỳ Lạc.4.3.2.1. Mục tiêu và quy mô dự án. 4.3.2.1. Mục tiêu và quy mô dự án.
- Góp phần bảo vệ đất, đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các hồ đập trong vùng thông qua việc trồng 500 ha rừng và đảm bảo sử dụng lâm sản bền vững.
- Tạo công ăn việc làm cho những lao động dôi dư, góp phần nâng cao, cải thiện đời sống cho nhân dân trong vùng bằng sự hỗ trợ khoản tiền công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và các sản phẩm thu được từ rừng trồng.
- Góp phần sử dụng đất hợp lý, hiểu quả thông qua việc quy hoạch đất vi mô và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ tham gia dự án.
- Nâng cao nhận thức cho người dân trong vùng dự án về bảo vệ rừng qua việc họ bảo vệ tốt những diện tích rừng trồng của mình.
4.3.2.2. Kết quả đạt được trong giai đoạn đầu tư (giai đoạn 1) :1. Tổ chức quản lý dự án : 1. Tổ chức quản lý dự án :
Xã Kỳ Lạc là một trong 20 xã trên địa bàn Hà Tĩnh tham gia Dự án trồng rừng KFW2, vì vậy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dự án tuân thủ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sơ đồ cơ cấu tổ chức dự án như hình sau :
Cấp Trung ương Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã -Thứ trưởng Bộ NN và PTNT. - Phó Chủ tịch UBND 3 tỉnh - Vụ HTQT - Bộ NN và PTNT - Vụ Kế hoạch và QH - Vụ Kế toán - Tài chính - Cục Lâm nghiệp - Cục Kiểm lâm - BQL dự án VTLN - Giám đốc dự án cấp TW - Cố vấn trưởng dự án Ban điều hành Giám đốc dự án Cố vấn trưởng Kế toán