Hình 4.1 0 Cường độ xói mòn của các mô hìn hở độ dốc
4.5. Bài học kinh nghiệm
Dự án trồng rừng Việt- Đức, KFW 2 triển khai tại vùng Dự án xã Kỳ Lạc đã trồng mới được 997,65 ha rừng tập trung vượt gần 2 lần so với kế hoạch ban đầu là 500 ha. Hiện tại rừng Dự án sinh trưởng và phát triển tốt góp phần cải tạo môi trường sinh thái trong khu vực và bước đầu đã cho thu nhập từ việc khai thác cây phù trợ. Có được thành công đó, qua nghiên cứu các hoạt động và một số tác động của Dự án trong cả quá trình thực thi và giai đoạn hậu Dự án, cho thấy các bài học kinh nghiệm sau:
1. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của người dân trong quá trình thực hiện Dự án. Đối với Dự án trồng rừng Việt - Đức ngay từ bước đầu đã tổ chức tốt việc tuyên truyền, vận động thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất từ cấp thôn. Đó là sự phát huy trí tuệ của người dân, tạo điều kiện cho người dân tự bàn bạc, tự quyết định việc sử dụng đất, chọn loài cây trồng, xây dựng quy ước về bảo vệ rừng. Từ đó người dân trong cộng đồng thôn tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình và có sự giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng. Trong quy hoạch sử dụng đất vi mô cần có phương án quy hoạch vùng chăn thả ổn định, lựa chọn loài cây trồng cần ưu tiên hơn đối với loài cây bản địa và có giá trị kinh tế cao, chu kỳ kinh doanh ngắn.
2. Xác định đối tượng hưởng lợi chính là người nông dân tham gia Dự án và tạo sự tin tưởng về quyền hưởng lợi cho họ qua việc giao đất và cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho họ . Qua đó người dân thực sự làm chủ trên diện tích đất được cấp và yên tâm thực hiện Dự án. Từ việc được cấp GCNQSD đất, người dân đã nhận thức rừng của mình là tài sản của mình và thực sự tin tưởng vào chính sách của Đảng và Nhà nước về đất đai.
3. Minh bạch trong tổ chức, quản lý làm cho người dân phấn khởi, yên tâm tham gia trồng rừng. Công khai hoá các chế độ, quyền lợi của người dân đến tận từng hộ và cộng đồng. Người dân tham gia Dự án phải được biết rõ ràng về mức hỗ
lợi của mình. Do vậy, người dân yên tâm và tin tưởng để thực thi Dự án một cách tự nguyện và phấn khởi hơn.
4. Quan tâm đến việc chuyển giao kỹ thuật cho người dân cũng như cán bộ của Dự án thông qua các lớp tập huấn, đào tạo, cung cấp miễn phí các tài liệu kỹ thuật và tài liệu Dự án. Cần có các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường như sử dụng thuốc trừ sâu an toàn, các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp ( IPM), bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện Dự án …
5. Có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền, các nghành trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành Dự án.
6. Giai đoạn hậu Dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì và tiếp nối các hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng, quản lý sổ tiết kiệm. Đó cũng là đặc điểm khác biệt của Dự án so với các Dự án đầu tư về phát triển rừng trên địa địa bàn. Đồng thời, có giai đoạn hậu Dự án đã đảm bảo cho những thành quả của Dự án được bảo vệ và phát triển.
7. Hỗ trợ tiền công lao động cho các hộ gia đình tham gia Dự án thông qua tài khoản tiền gửi là biện pháp quản lý tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ rút tiền hàng năm còn thấp ( 10 %) và thời gian kéo dài ( trong 9 năm ).
8. Công tác giám sát của BQL Dự án các cấp, đặc biệt có những nội dung giám sát độc lập từ bên ngoài đã phát hiện và bổ cứu kịp thời những tồn tại trong quá trình thực thi Dự án góp phần quan trọng trong những thành công của Dự án.
4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển thành quả của Dự ánKFW 2 tại xã Kỳ Lạc