Khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng trồng Dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 77 - 79)

Hình 4.1 0 Cường độ xói mòn của các mô hìn hở độ dốc

4.4.3.5. Khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng trồng Dự án.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng đối với con người đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn thế giới. Nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi khí hậu là do gia tăng phát thải khí hiệu ứng nhà kính ( Khí CO2, CH4, NO2...) làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên. Do nóng lên toàn cầu, chúng ta phải đương đầu với hiện tượng dâng lên của mực nước biển, thời tiết bất thường, hạn hán, sa mạc hoá....[18]. Vì vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà mang tính toàn cầu.

Trong các hoạt động hàng ngày của con người đã phát thải lượng lớn khí CO2, và khí CO2 chiếm đến trên 70% nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính[5]. Như vậy để giảm thiểu phát thải khí hiệu ứng nhà kính giải pháp quan trọng nhất cần phải giảm lượng khí CO2trong khí quyển kể cả giảm phát thải và tăng cường hấp thụ loại khí này. Những Chương trình hay Dự án nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính hoặc hấp thụ chúng thông qua thực vật trong đó có khí CO2 đều được gọi là Dự án thuộc cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM). CDM không chỉ giảm phát thải mà còn đóng góp vào phát triển bền vững. Các dự án CDM gồm nhiều lĩnh vực, trong đó đối với ngành lâm nghiệp là trồng rừng mới và tái trồng rừng.

ở Việt Nam một dự án CDM trồng rừng và tái trồng rừng quy mô nhỏ phải đảm bảo các điều kiện sau: [5]

+ Hấp thụ dưới 16.000 tấn CO2/năm (khoảng 800 ha rừng trồng trên đất thoái hoá) + Dự án được thực hiện bởi các cộng đồng có thu nhập thấp hoặc được thực hiện bởi tư nhân.

+ Không cần xây dựng đường cơ sở riêng và được phép dùng đường cơ sở chung đã được xác định cho nhiều quốc gia.

+ Nếu đăng ký dự án quy mô nhỏ nhưng kết quả giảm phát thải đạt trên 16.000 tấn CO2/ năm sẽ không được cấp chứng chỉ giảm phát thải.

Tiêu chuẩn của rừng phù hợp với những đòi hỏi của các dự án CDM: + Có chiều cao tối thiểu 2- 5 mét khi thành thục.

+ Các mô hình nông lâm kết hợp

+ Vùng trồng trên các vùng đất trống từ trước ngày 31/12/1998

Rừng trồng dự án KFW 2 ở xã Kỳ Lạc như đã nêu được các hộ gia đình trong cộng đồng tham gia trồng có diện tích tập trung lên tới 997,66 ha, được trồng trên đất trống thoái hoá trước năm 1998, độ tàn che qua điều tra bình quân 0,6, chiều cao bình quân 4,5 mét (Thể hiện ở Biểu 4.23) . Như vậy, diện tích rừng trồng tại vùng dự án xã Kỳ Lạc sẽ hấp thụ lượng lớn khí CO2 theo tiêu chuẩn của một dự án CDM và có thể tính lượng khí CO2 được hấp thụ như sau:

997,65 ha x 20 tấn CO2/ha/năm =19.953 tấn/năm

Đây là lượng khí CO2 lớn đã được rừng trồng hấp thụ trong một năm. Từ đó có thể nói rừng trồng của dự án KFW 2 tại xã Kỳ Lạc đã góp phần giảm khí hiệu ứng nhà kính, cải thiện môi trường trong khu vực và đóng góp cho việc giảm khí CO2trên toàn cầu.

Với diện tích rừng trồng của Dự án sau 3 năm là 997,65 ha đã góp phần bảo vệ đất, cải thiện môi trường sinh thái trong khu vực. Tuy nhiên các hoạt động của Dự án cũng có những tác động bất lợi cho môi trường. Vỏ túi bầu bằng poly etylel sau khi trồng rừng và những bầu hỏng trong vườn ươm không được thu gom và xử lý đã tạo nên loại rác thải khó phân huỷ không có lợi cho môi trường. Trong quá trình xử lý thực bì, để thuận lợi cho đào hố trồng rừng người dân đã phát, đốt toàn bộ diện tích gây ảnh hưởng xấu đến lý tính, hoá tính đất trồng rừng. Đồng thời làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học khi chặt bỏ những cây gỗ tái sinh, nhất là đối với nhóm dạng lập địa B.

Tóm lại: Thông qua hệ thống các số liệu được phân tích ở trên đã cho thấy sự thay đổi rõ nét trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Sự thay đổi này luôn đi theo chiều hướng tích cực, trong đó Dự án KFW2 đóng vai trò quan trọng nhất. Thông qua các hoạt động của dự án đã có tính chất đính hướng, gợi ý để người dân có những thay đổi trong phương thức canh tác cũng như việc sử dụng tài nguyên hợp lý hơn. Kết quả của dự án là sự khẳng định tính đúng đắn trong việc trồng rừng trên đất trống, tạo niềm tin cho nhân dân trong vùng về phát triển kinh tế lâm nghiệp kết hợp bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trong vùng, giảm khí hiệu ứng nhà kính. Thành công của dự án là sự đóng góp tích cực để thực hiện chính sách phát triển

dự án là nguyên nhân chính, là động lực thúc đẩy sự ra đời của Hợp tác xã dịch vụ trồng rừng và đưa công tác xã hội hoá nghề rừng thực hiện thành công trên địa bàn xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 77 - 79)