Nâng cao độ phì của đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 71 - 72)

9. Công tác giám sát đánh giá

4.4.3.2. Nâng cao độ phì của đất

Độ phì của đất được hiểu là khả năng của đất có thể chu cấp những nhu cầu cho thực vật về mặt dinh dưỡng khoáng, nước, không khí, nhiệt, môi trường hoá lý cho sự hoạt động bình thường của chúng để cho một năng suất nhất định nào đó. Nhưng trong quá trình hình thành độ phì thì sinh vật nói chung và thực vật nói riêng có vai trò quyết định. Trong quá trình sinh trưởng phát triển cây rừng có tác động mạnh đến tính chất lý hoá học của đất, mặt khác còn hạn chế các tác nhân gây hại đến môi trường đất như xói mòn, rửa trôi, điều tiết nguồn nước trong đất.

Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ đánh giá tác động của rừng trồng Dự án đến độ phì của đất thông qua các chỉ tiêu như: Độ PH, hàm lượng mùn, lân dễ tiêu ở độ sâu 0 – 50cm.

Đối với các chỉ tiêu trên ở thời điểm trước Dự án (năm 1999) chúng tôi kế thừa số liệu của Dự án phân tích trong quá trình điều tra lập địa. Thời điểm sau Dự án (năm 2008) chúng tôi tiến hành điều tra thực địa và lấy mẫu phân tích tại các điểm được xác định trước là trùng với điểm lấy mẫu phân tích năm 1999. Các mẫu được phân tích tại phòng phân tích của Khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh, tỉnh Nghệ An. Kết quả phân tích các chỉ tiêu độ phì của đất được thể hiện trong biểu 4.25.

Biểu 4.25: Một số tính chất của đất vùng Dự án trước và sau khi trồng rừng

Điểm lấy mẫu Dạng lập địa

Trước Dự án Sau Dự án

PHKCL Mùn

(%) Lân(%) PHKCL Mùn(%) Lân(%)

Thôn Lạc Tiến FsI3b 5,1 2,0 0,2 5,37 2,25 5,75

Từ số liệu trong biểu 4.25 cho thấy độ phì của đất đã có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt. Trước khi trồng rừng (năm 1999) độ PH của đất cao nhất 5,2 đất trong khu vực chua nhiều, hàm lượng các chất dinh dưỡng như mùn, lân đều thấp. Sau khi trồng rừng Dự án (năm 2008), nhìn chung độ PH, hàm lượng mùn, lân đều tăng lên. Tuy nhiên sự tăng lên chưa nhiều, riêng hàm lượng lân tăng lên đáng kể ở tất cả những nơi lấy mẫu. Căn cứ vào kết quả phân tích trên có thể khẳng định, độ che phủ của rừng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thay đổi độ phì của đất.

0 1 2 3 4 5 Hàm lượng PHKCL Mùn Lân Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)