Xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển thành quả của Dự án KFW 2 tại xã Kỳ Lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 80 - 84)

Hình 4.1 0 Cường độ xói mòn của các mô hìn hở độ dốc

4.6. xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển thành quả của Dự án KFW 2 tại xã Kỳ Lạc

Dự án trồng rừng KFW 2 triển khai tại vùng Dự án xã Kỳ Lạc được đánh giá khá thành công. Sau khi kết thúc giai đoạn hậu Dự án những diện tích rừng này sẽ được bàn giao cho chính quyền và các hộ gia đình ở địa phương. Đây là vốn rừng quý báu do hộ gia đình các cấp chính quyền rất khó khăn mới xây dựng nên. Nhằm phát huy những kết quả đạt được, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng và làm tài liệu tham khảo cho các Dự án phát triển rừng tương tự, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau :

1. Trước mắt chỉ đạo, giám sát việc khai thác cây phù trợ đối với những diện tích còn lại và tỉa thưa rừng thông nhựa, giải quyết những vấn đề phát sinh tiêu cực

do áp lực của các Dự án trồng rừng, trồng cây công nghiệp ảnh hưởng tới diện tích rừng của Dự án. Do việc trồng hỗn loài Thông + Keo nên hiện tại những diện tích rừng trồng năm 2001, cây Keo đã chèn ép cây Thông và đã có thể khai thác cung cấp nguyên liệu cho các nhà mày băm dăm. Vì vậy cần tổ chức khai thác vừa điều tiết mật độ, tạo không gian dinh dưỡng cho cây Thông sinh trưởng tốt, vừa tăng thu nhập cho các hộ trồng rừng qua việc bán gỗ nguyên liệu băm dăm. Những diện tích rừng trồng thông qua Dự án KFW 2 tại xã Kỳ Lạc chủ yếu được phân bố trên những đồi thấp có độ dốc vừa phải. Đây cũng là địa hình có thể trồng các loài cây lâm nghiệp có chu kỳ ngắn hơn cây Thông để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dăm trong khu vực và cây công nghiệp như cao sư. Vì vậy cần tuyên truyền, vận động các hộ có rừng trồng từ Dự án KFW 2 hiểu rõ ý nghĩa của rừng trong vùng Dự án và thực hiện đúng các quy định của Dự án, không xoá bỏ diện tích rừng hiện tại để thực hiện các Dự án khác.

2. Củng cố và phát triển Hợp tác xã dịch vụ trồng rừng để vừa phát triển diện tích trong vùng, vừa bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Đây là tổ chức kinh tế được ra đời từ động lực chính là việc thực hiện thành công Dự án KFW 2 cả trong giai đoạn đầu tư và giai đoạn hậu Dự án. Mục tiêu của Hợp tác xã là bảo vệ và phát triển rừng, dịch vụ đầu ra, đầu vào cho công tác trồng rừng trên địa bàn. Vì vậy, cần có chính sách như giao, cho thuê đất đối với các xã viên để phát triển rừng. Có chính sách miễn, giảm thuế, phí cho Hợp tác xã. Từ đó đưa công tác xã hội hoá nghề rừng lên một bước phát triển mới.

3. Đối với các Dự án phát triển rừng, sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư các hoạt động như chăm sóc, bảo vệ rừng vẫn còn tiếp tục và đây là những hoạt động hết sức quan trong ảnh hưởng lớn đến thành quả của Dự án. Vì vậy, cần có kế hoạch cho giai đoạn hậu Dự án từ khi lập Dự án khả thi để khi kết thúc giai đoạn đầu tư sẽ chuyển sang ngay giai đoạn hậu Dự án để thực hiện, giám sát những hoạt động tiếp theo và nhằm bảo vệ, phát triển được thành quả của Dự án .

4. Trong quy hoạch sử dụng đất vi mô, cán bộ Dự án cần có hướng dẫn người dân phát huy tối đa tính tự chủ của người, đồng thời hướng dẫn họ dành quỹ đất để quy hoạch vùng chăn thả vừa đảm bảo tính an toàn cho rừng trồng trong giai đoạn

đình khi rừng trồng chưa có sản phẩm. Đối với hầu hết diện tích rừng trong vùng Dự án đều thuộc đối tượng quy hoạch rừng sản xuất. Vì vậy, cần định hướng cho người dân lựa chọn loài cây có chu kỳ kinh doanh ngắn, hiệu quả kinh tế cao và ưu tiên đối với những loài cây bản địa.

5. Các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cần quan tâm đến nội dung hướng dẫn các hộ gia đình nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng thuốc trừ sâu an toàn theo hướng sử dụng thuốc sinh học và áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. Từ đó tạo thói quen và ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường trong sản xuất lâm nghiệp cũng như sản xuất nông nghiệp.

Chương5:

Kết luận, tồn tại và khuyến nghị

5.1. Kết luận

Với những tài liệu hiện có, qua việc tổng hợp phân tích tình hình thực hiện các hoạt động của Dự án, đề tài đã đánh giá một cách tổng quát kết quả thực hiện của Dự án trồng rừng Việt - Đức tại vùng Dự án xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó tiến hành đánh giá tác động của Dự án đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của khu vực trong giai đoạn đầu tư và giai đoạn hậu dự án.

- Thông qua việc đánh giá các hoạt động như : Quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa, đo đạc diện tích và giao đất, cung cấp vật tư cho trồng rừng, sản xuất cây con, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, hỗ trợ tiền công trồng rừng qua tài khoản tiền gửi cá nhân, giám sát và đánh giá, đề tài đã rút ra những ưu điểm cũng như tồn tại trong từng hoạt động đó của Dự án.

- Trên cơ sở kết quả đánh giá tình hình thực hiện và phỏng vấn hộ gia đình tham gia Dự án, đề tài đã phân tích đánh giá một số tác động của Dự án đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Về môi trường: Trong 3 năm thực thi Dự án diện tích rừng trên địa bàn đã tăng lên đáng kể, cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. Đến nay, rừng đã có những tác động tích cực đến môi trường thông qua sự thay đổi về độ phì của đất, sự thay đổi về cường độ xói mòn, và thay đổi khả năng, giữ và cung cấp của các nguồn nước trong khu vực. Với diện tích rừng 997,65 ha sinh trưởng tốt và tương đối liền vùng đã hấp thụ lượng khí CO2 đáng kể theo tiêu chuẩn CDM, góp phần giảm thiểu khí hiệu ứng nhà kính gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Về xã hội: Dự án đã thúc đẩy việc xác lập quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình. Đồng thời góp phần làm thay đổi tập quán và phương thức sản xuất của người dân, thu hút đông đảo họ tham gia vào các hoạt động của Dự án. Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi của địa phương. Dự án thành công là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự ra đời của Hợp tác xã dịch vụ trồng rừng mà các xã viên chính là các hộ gia đình đã tham gia Dự án. Từ đó công tác quản lý bảo vệ và sử dụng rừng trên địa bàn được thực hiện tốt.

cấu kinh tế của hộ theo chiều hướng tốt, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân trong vùng Dự án.

Đề tài cũng đã nhận thấy một số tồn tại về kinh tế, xã hội, môi trường khi triển khai thực hiện Dự án.

Thông qua đánh giá kết quả thực hiện và những tác động của Dự án, đề tài đã rút ra bài học kinh nghiệm , đề xuất được một số giải pháp duy trì phát triển các kết quả của Dự án tại địa phương .

5.2. Tồn tại

Đề tài chưa thể định lượng một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về lợi nhuận của hoạt động trồng rừng, các chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường nước, chỉ tiêu về thu nhập carbon và môi trường nhân văn.

Dự án được thực hiện trên phạm vi rộng 20 xã của tỉnh Hà Tĩnh, với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khác nhau. Vì vậy việc chọn một xã làm địa bàn đánh giá các tác động của Dự án sẽ không thể phản ánh một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện các tác động của Dự án.

Đề tài mới chỉ tập trung đánh giá các tác động của Dự án thông qua sự biến đổi của một số chỉ tiêu, ở các thời điểm trước, sau khi thực hiện Dự án và giai đoạn hậu Dự án trên cùng địa bàn và cùng đối tượng tham gia Dự án. Chưa có điều kiện làm rõ hiệu quả của Dự án đến các đối tượng khác, cả trong và ngoài phạm vi của Dự án.

Tác động của Dự án được phản ánh qua nhiều mặt khác nhau, trong đó có những tác động tích cực, song đồng thời cũng có những tác động tiêu cực. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu hạn chế, đề tài mới chỉ đi sâu phân tích đánh giá được một số tác động chủ yếu mang tính tích cực, các tác động tiêu cực mới chỉ được đề cập đến mà chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ. Những tác động của Dự án đến các Dự án khác đang triển khai trên địa bàn chưa được đánh giá trong đề tài.

Trong khuôn khổ của đề tài mới chỉ đánh giá những tác động trước mắt, chưa có điều kiện phân tích đánh giá những tác động lâu dài của Dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của dự án trồng rừng việt đức (KFW2) tại vùng dự án xã kỳ lạc, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh​ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)