Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 87 - 88)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.2. Đánh giá định tính

Bên cạnh việc tiến hành kiểm định tính giả thuyết thống kê dựa trên kết quả phân tích định lượng, chúng tôi tiến hành đánh giá về định tính kết quả thực nghiệm sư phạm dựa trên kết quả của việc đánh giá quá trình; thông qua việc thu nhận thông tin từ việc trao đổi trực tiếp với học sinh và giáo viên tham gia thực nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:

- Về phía giáo viên: Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều nhận thấy rằng các biện pháp sư phạm đã đề xuất đều rất dễ để thực hiện trong quá trình giảng dạy. Đồng thời các chủ đề giáo dục theo định hướng phát triển năng lực tự học trong môn Khoa hoc lớp 4 đều có nội dung liên quan đến thực tiễn nên giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Các giáo viên tham gia thực nghiệm đều khẳng định đã học hỏi được nhiều qua đợt thực nghiệm và sẽ tiếp tục vận dụng trong quá trình giảng dạy ở trưởng tiểu học. Cụ thể:

Cô Trần Thị Hải - Giáo viên chủ nhiệm lớp 4A Trường Tiểu học Cam Giá chia sẻ: “Tiết học rất sôi nổi, kích thích được hứng thú học tập ở học sinh, hình

thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh tiểu học sẽ tạo ra nền tảng vững chắc giúp các em nâng cao kết quả học tập của bản thân, kích thích tư duy phê phán, tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Nội dung các chủ đề trong môn Khoa học rất gần gũi và gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em. Sự thay đổi trong phương pháp giáo dục, mục tiêu giáo dục giúp các em học sinh tự chủ hơn với môn học”.

- Về phía học sinh: Các em học sinh đều hào hứng học tập, tiếp thu bài nhanh hơn. Ý thức học và chuẩn bị bài trước khi lên lớp của học sinh tốt hơn. Các em đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cũng như chuẩn bị bài trước khi học. Bên cạnh đó, chính những chủ đề xuất phát từ thực tiễn sẽ giúp các em thấy gần gũi với cuộc sống hơn. Đặc biệt khi trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình trước lớp học sinh tham gia rất sôi nổi chứ không thụ động tiếp thu kiến thức như các phương pháp cũ. Qua các giờ thực nghiệm học sinh không còn thấy sợ phải học mà có thể lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn. Cụ thể:

Em Trần Quỳnh Trang - Học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Trưng Vương nhận thấy rằng: “Em rất thích các tiết học như thế này, em thấy mình ghi nhớ bài lâu hơn”.

Em Nguyễn Phương Thảo - Học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Cam Giá cho rằng: “Em rất mong các thầy cô tổ chức nhiều tiết học như thế này nữa”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học môn khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)