8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm tâm sinh lý học sinh cuối cấp tiểu học vớ
việc phát triển năng lực tự học
Ở học sinh cuối cấp tiểu học, tư duy trực quan hình tượng, tư duy trừu tượng bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Học sinh ham thích khám phá, tìm tòi và học hỏi. Phát triển năng lực tự học giúp kích thích đặc điểm tư duy cho học sinh, học sinh có cơ hội tự khẳng định mình, chắp cánh cho ước mơ và hoài bão của các em.
Dần về cuối cấp các em phát triển hình thức ghi nhớ có chủ định. Việc phát triển năng lực tự học không những giúp các em có hứng thú học tập, không khí lớp học sôi nổi mà còn giúp các em nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức. Phát triển năng lực tự học luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho các em qua hình ảnh cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
Tri giác không có chủ định chiếm ưu thế, các em thường vội vàng và khả năng phân tích còn hạn chế. Tự học là cơ hội giúp các em có thêm những trải nghiệm mới, đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Trong ngôn ngữ của các em, ngữ âm, ngữ pháp và từ ngữ đang dần hoàn chỉnh hơn. Tự học cũng góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện ngôn ngữ, giúp các em biết dùng từ đặt câu ngắn gọn, trong sáng, giàu hình ảnh. Qua đó rèn luyện cho các em tính tự tin nói trước đám đông, rèn luyện cách trả lời và ứng xử của các em với mọi người xung quanh.
Ở lứa tuổi này, hệ xương của các em phát triển, phát triển năng lực tự học giúp phát triển hệ thần kinh và tư duy của các em. Do đó, phát triển năng lực tự học là hoàn toàn phù hợp. Để giúp học sinh phát triển nhận thức các nhà giáo dục nên cuốn hút các em vào những câu hỏi tư duy hướng tới phát triển năng lực tự học cho các em.
Hoạt động học tập luôn giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, học sinh còn tham gia các hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội. Việc tự học giúp các em hiểu biết thêm những kiến thức xung quanh cuộc sống hàng ngày, những gì các em còn tò mò, hoài nghi.
Trong gia đình, các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các công việc trong gia đình. Trong nhà trường, do nội dung, tính chất, mục đích của các môn học đều thay đổi so với bậc mầm non nên đã kéo theo sự thay đổi ở học sinh về phương pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có thái độ học tập tốt.
Ngoài xã hội, các em đã tham gia vào một số hoạt động xã hội mang tính tập thể. Đặc biệt là các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình. Biết những đặc điểm trên, nhà giáo dục cần phải tạo điều kiện phát huy giúp đỡ học sinh phát huy những khả năng tích cực trong công việc gia đình, trong quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập. Và phát triển năng lực tự học cho học sinh trong giai đoạn này là cần thiết và hiệu quả.