8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Các mức độ và biểu hiện của năng lực tự học trong môn Khoa học
Mỗi một hoạt động dạy học cần dựa trên nguyên tắc nhất định. Qua nghiên cứu tài liệu và thực tế giảng dạy môn Khoa học ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, các năng lực của học sinh khi học tập môn học có thể được phân chia theo nhiều mức độ khác nhau từ thấp đến cao.
Ban đầu, học sinh cần được quan sát các sự vật, hiện tượng của thế giới thực tại xảy ra hàng ngày, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận đối với các em; các em sẽ thực hành để qua đó thu nhận kiến thức mới, quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và lập luận; đưa ra tranh luận trước tập thể những suy nghĩ và lập luận của mình. Từ đó các em tự điều chỉnh nhận thức và lĩnh hội tri thức mới. Các hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo một tiến trình giảng dạy nhằm
nâng cao dần mức độ tiếp thu tự lực và sáng tạo của các em. Các hoạt động này cần đổi mới nội dung học và dành phần lớn hoạt động ở trường cho sự tự chủ của học sinh, nhằm giúp các em dần chiếm lĩnh các khái niệm khoa học và kỹ năng thực hành, củng cố và phát triển ngôn ngữ theo cách thức của riêng mình.
Căn cứ vào quy định về đánh giá năng lực của học sinh tiểu học theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và đào tạo hiện đang được thực hiện ở trường tiểu học, năng lực của học sinh được đánh giá theo ba mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng; Căn cứ vào biểu hiện, đặc điểm của năng lực tự học ở học sinh trong học tập môn Khoa học ở tiểu học, chúng tôi xác định và phân chia năng lực tự học của học sinh theo 3 mức độ: Học sinh có năng lực tự học ở mức tốt; học sinh có năng lực tự học ở mức đạt; học sinh có năng lực tự học ở mức độ cần cố gắng với các thành tố cơ bản sau:
Sơ đồ 2.2. Mức độ và biểu hiện của năng lực tự học trong môn Khoa học lớp 4
Biểu hiện của năng lực tự học trong môn Khoa học lớp 4: - Kĩ năng lập kế hoạch
- Khả năng sáng tạo
- Tự điều chỉnh trong học tập - Kĩ năng giao tiếp xã hội - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng thực hành - Đánh giá Mức độ 1: Học sinh có năng lực tự học Tốt Mức độ 2: Học sinh có năng lực tự học ở mức Đạt Mức độ 3: Học sinh có năng lực tự học ở mức Cần cố gắng
* Mức độ 1: Học sinh có năng lực tự học môn Khoa học Tốt sẽ có những biểu hiện:
Bảng 2.1.Biểu hiện của học sinh có năng lực tự học môn Khoa học ở mức Tốt
Kĩ năng lập kế hoạch
- Dự kiến thời gian hoàn thành một nhiệm vụ hoạt động của môn Khoa học, lập thời gian biểu chi tiết, phân chia công việc trong nhóm, dự kiến địa điểm thực hiện khả thi, ấn định nội dung học tập cần đạt khi tham gia bài học môn Khoa học.
Khả năng sáng tạo
- Nêu được rõ ràng về các kiến thức được học về khoa học, chủ động tìm hiểu và nghiên cứu các nội dung qua sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trao đổi với mọi người xung quanh (bạn bè, người thân hoặc trực tiếp hỏi đến giáo viên giảng day bộ môn...).
- Đề xuất được những ý tưởng mới, tạo ra được một sản phẩm mới, độc đáo khi tham gia các hoạt động học tập trong môn Khoa học.
Tự điều chỉnh trong học tập
- Chủ động bày tỏ ý kiến và quan điểm cá nhân riêng, xác định được việc cần làm (ưu tiên các việc cần làm trước), có tinh thần cầu tiến bộ nhằm phát triển bản thân khi tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trong và sau bài học môn Khoa học.
- Tự rút ra những bài học, có sự rút kinh nghiệm để đạt được mục tiêu học tập cao hơn. Trong quá trình học tập môn Khoa học, thì tự điều chỉnh là đặc điểm rất quan trọng vì nó có thể trở thành động cơ học tập, giúp người học xác định được nội dung cần học và nội dung chưa hiểu, tự kiểm tra xem mình ghi nhớ được kiến thức khoa học ở trên lớp chưa.
- So sánh kết quả học tập ở các thời điểm khác nhau rồi đề ra mục tiêu học tập khoa học trong những bài học tiếp theo..
Kĩ năng giao tiếp xã hội
- Có khả năng phối hợp, tương tác với bạn bè, thầy cô, gia đình, chuyên gia, những người có liên quan trong các hoạt động học tập của môn Khoa học, được diễn ra ở nhà trường hay trong cộng đồng nhằm xác định thông tin, tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ và thúc đẩy hoạt động học tập.
- Biết động viên, khuyến khích, sự kiên trì lắng nghe, quan sát và phản biện đúng thời điểm khi tham gia làm việc nhóm cùng bạn để giải quyết các nhiệm vụ học tập của môn Khoa học.
Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Tìm tòi, chủ động tham quan trực tiếp các công trình có tính chất khoa học cao, chủ động tự thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá sau bài học.
- Có khả năng chia nhỏ thông tin về sự vật hiện tượng, phát hiện ra nhiều khía cạnh của vấn đề khoa học, kĩ năng này được phát triển thông qua quá trình luyện tập của người học, quá trình luyện tập hữu ích nhất là tranh luận trên các diễn đàn hoặc nhóm học tập.
- Phân tích được những yếu tố tác động chủ yếu, yếu tố tác động thứ yếu vào quá trình hoạt động cũng như kết quả học tập môn Khoa học để đưa ra cách giải quyết phù hợp như (khả năng ghi nhớ kiến thức khoa học, đối chiếu các nguồn thông tin, suy đoán vấn đề để phân tích định tính sự vật hiện tượng, đề ra giải pháp thực hiện và thực hiện thành công nhiệm vụ khoa học).
Kĩ năng thực hành
- Biết sử dụng thành thạo các phương tiện, tài liệu học tập môn Khoa học.
- Áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế, mô phỏng nội dung học tập thành bảng biểu, sơ đồ, mô hình,…để làm sáng tỏ vấn đề, thực hiện các hoạt động thí nghiệm một cách hứng thú và chính xác .
Đánh giá
- Xác định được lợi ích của hoạt động học tập để từ đó xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân, bên cạnh đó cũng ước lượng được khả năng hoạt động có thể được thực hiện.
- Có khả năng so sánh, đánh giá các bạn để tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân khi tham gia các hoạt động học tập tiếp theo của môn Khoa học.
* Mức độ 2: Học sinh có năng lực tự học môn Khoa học ở mức độ Đạt có
những biểu hiện:
Bảng 2.2.Biểu hiện của học sinh có năng lực tự học môn Khoa học ở mức Đạt
Kĩ năng lập kế hoạch
- Dự kiến thời gian hoàn thành một nhiệm vụ hoạt động của môn Khoa học, lập được thời gian biểu nhưng còn chung chung, khái quát.
- Chưa chỉ rõ được nội dung học tập cần đạt khi tham gia bài học môn Khoa học
Khả năng sáng tạo
- Nêu được các kiến thức được học về khoa học nhưng còn chung chung, chưa cụ thể, chỉ thực hiện các hoạt động tìm hiểu và nghiên cứu các nội dung khoa học qua các phương tiện, nguồn liệu học tập có sẵn của giáo viên. - Đưa ra được biện pháp giải quyết vấn đề khoa học nhưng chưa có sự sáng tạo.
Tự điều chỉnh trong học tập
- Chỉ bày tỏ ý kiến và quan điểm cá nhân riêng khi có sự can thiệp, yêu cầu, giám sát của giáo viên.
- Tự rút ra những bài học đáp ứng mục tiêu học tập trong bài.
Kĩ năng giao tiếp xã hội
- Có khả năng phối hợp, tương tác với bạn bè, thầy cô, gia đình, chuyên gia, những người có liên quan trong các hoạt động học tập của môn Khoa học ở trên lớp khi có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên; bước đầu có kĩ năng lắng nghe.
- Chưa có kĩ năng bày tỏ ý kiến rõ ràng, khả năng phối hợp để giúp đỡ bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế.
Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Có khả năng thu thập thông tin về sự vật hiện tượng, phân tích thông tin và bước đầu đưa ra được một giải pháp giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt, tổ chức của giáo viên.
- Chưa có khả năng huy động các nguồn lực từ phía gia đình và cộng đồng khi tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học môn Khoa học.
Kĩ năng thực hành
- Sử dụng được các đồ dùng, dụng cụ, vật liệu tự nhiên trong các hoạt động học tập khoa học theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chưa thể hiện sự sáng tạo và tự đề xuất, tìm kiếm các phương tiện dạy học để giải quyết nhiệm vụ học tập. Đánh giá - Bước đầu nêu được những điều bản thân đã thực hiện
- Chưa có khả năng so sánh với các thành viên khác để rút ra bài học cho bản thân.
* Mức độ 3: Học sinh có năng lực tự học môn Khoa học ở mức Cần cố gắng có biểu hiện:
Bảng 2.3. Biểu hiện của học sinh có năng lực tự học môn Khoa học ở mức Cần cố gắng
Kĩ năng lập kế hoạch
- Chưa dự kiến được thời gian hoàn thành một nhiệm vụ hoạt động của môn Khoa học.
- Chưa biết lập được thời gian biểu để hoàn thành các nội dung học tập cần đạt khi tham gia bài học môn Khoa học.
Khả năng sáng tạo
- Chưa nêu được các kiến thức được học về khoa học, chưa thực hiện các hoạt động tìm hiểu và nghiên cứu các nội dung khoa học qua các phương tiện, nguồn liệu học tập có sẵn mặc dù đã có sự gợi ý của giáo viên.
- Chưa đưa ra được biện pháp giải quyết vấn đề khoa học.
Tự điều chỉnh trong học tập
- Nêu được ý kiến và quan điểm cá nhân riêng khi có sự can thiệp, yêu cầu của giáo viên.
- Chưa có khả năng phân tích bài học khoa học để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Kĩ năng giao tiếp xã hội
- Tham gia cùng các bạn thực hiện nhiệm vụ học tập của môn Khoa học nhưng miễn cưỡng khi có sự giám sát, bắt buộc của giáo viên.
- Chưa bày tỏ được ý kiến trong nhóm, chưa có khả năng phối hợp để giúp đỡ bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập của môn Khoa học.
Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Chưa có khả năng thu thập thông tin về sự vật hiện tượng, phân tích thông tin và bước đầu đưa ra được một
giải pháp giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt, tổ chức của giáo viên.
- Chưa có khả năng huy động các nguồn lực từ phía gia đình và cộng đồng khi tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học môn Khoa học.
Kĩ năng thực hành
- Chưa biết tự sử dụng được các đồ dùng, dụng cụ, vật liệu tự nhiên trong các hoạt động học tập khoa học mặc dù đã có sự hướng dẫn của giáo viên.
Đánh giá - Không có khả năng tự đánh giá hoặc chưa nêu được bản thân đã tham gia và thực hiện được trong bài học khoa học.