Nội dung cơ bản chính sách chi trả dịchvụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 29)

1.4.2.1. Đối tượng rừng được đưa vào xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng

Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng sản xuất đủ tiêu chuẩn phòng hộ thì sẽ xác định giá trị dịch vụ môi trƣờng rừng trong thời gian chƣa khai thác.

1.4.2.2. Nguyên tắc xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng

Giá trị dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc xác định theo từng loại rừng: rừng gỗ, rừng hỗn giao, tre nứa (đối với rừng tự nhiên) và rừng đã có trữ lƣợng và chƣa có trữ lƣợng (đối với rừng trồng) [3].

Chỉ xác định những giá trị gián tiếp khả thi và có khả năng tính toán đƣợc (thông qua kết quả nghiên cứu thực tế đã đƣợc công bố tại Việt Nam).

1.4.2.3. Đối tượng có nghĩa vụ chi trả giá trị dịch vụ môi trường rừng

Các tổ chức, các nhân sử dụng trực tiếp các giá trị dịch vụ môi trƣờng rừng để sản xuất hàng hoá hoặc kinh doanh các sản phẩm đƣợc hƣởng lợi từ rừng, bao gồm: các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, nƣớc sinh hoạt, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng.

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây tác động ảnh hƣởng có hại đến môi trƣờng rừng nhƣ khai thác khoáng sản, công trình giao thông và các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm không khí.

1.4.2.4. Đối tượng được hưởng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng

Các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng đƣợc nhận phí chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng để đầu tƣ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

khoán bảo vệ rừng là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cƣ thôn đƣợc giao đất, giao rừng sản xuất (rừng trồng và rừng tự nhiên), khi rừng đã đủ tiêu chuẩn phòng hộ trong thời gian chƣa khai thác sẽ đƣợc hƣởng phí chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đối với giá trị phòng hộ do rừng tạo ra.

1.4.2.5. Cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đối với trƣờng hợp chi trả trực tiếp: tiền thu đƣợc từ chi trả các dịch vụ môi trƣờng rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, ngƣời đƣợc chi trả có toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền này để đầu tƣ vào việc bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với trƣờng hợp chi trả gián tiếp: tiền thu đƣợc từ chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc sử dụng nhƣ sau:

- 10% chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

- 90% chi cho các hoạt động của ngƣời đƣợc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Nếu ngƣời đƣợc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng là các tổ chức nhà nƣớc, đƣợc sử dụng 10% cho chi phí quản lý, 80% cho việc trả tiền công khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ, thôn bản [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)