Kinh nghiệm chi trả dịchvụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 31)

Tại Sơn La, bên sử dụng dịch vụ đƣợc xác định là các nhà máy thủy điện nhƣ Hòa Bình, Suối Sập, Sơn La, các công ty cấp nƣớc nhƣ Phù Yên, Mộc Châu … bên cung cấp dịch vụ là các chủ rừng trên địa bàn. Trong giai đoạn thí điểm thực hiện, mức độ chi trả cho các chủ rừng tại 2 huyện Phù Yên và Mộc Châu là 100.432 đồng/ha; các bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán 20 đồng/kwh điện dựa trên tổng lƣợng điện phát ra; 40 đồng/m3 nƣớc bán ra.

Việc thu tiền sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng cũng đƣợc thực hiện theo cơ chế phân cấp hiện thời. Ở cấp quốc gia, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng thu các khoản chi trả của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Sơn La vì các nhà máy này có lƣu vực thuộc nhiều tỉnh khác nhau, trong đó có Sơn La, ở cấp tỉnh, quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh thu tiền chi trả của các đơn vị còn lại trên địa bàn tỉnh.

Kết quả thanh toán dịch vụ môi trường rừng tỉnh Sơn La

Tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện thanh toán từ 2010 đến nay, với bình quân 60 tỷ đồng/năm, con số này chủ yếu đến từ việc chi trả của Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Tuy nhiên, trong những năm qua việc thanh toán

của các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trƣờng rừng thƣờng rất chậm, liên tục phải có văn bản yêu cầu từ phía Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Về phía ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng rừng: Hiện nay tỉnh Sơn La có sự tham gia của trên 54.000 chủ rừng thuộc 254 xã của 9 huyện, để tham gia chƣơng trình, Quỹ quản lý và phát triển rừng của tỉnh đã vận động các hộ dân tham gia thống kê, xác định diện tích thực của từng chủ rừng, đánh giá chất lƣợng rừng và xác định cơ chế chi trả, hệ số chi trả đối với từng loại rừng khác nhau. Ngƣời dân đƣợc cung cấp các tờ rơi, tham gia các sự kiện tham vấn về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, về phía ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng rừng cũng rất thụ động, họ chƣa chủ động lên tiếng yêu cầu các nhà máy thanh toán theo đúng lịch cam kết, mặc dù họ là những ngƣời đƣợc hƣởng lợi đáng kể từ khoản chi trả này. Họ đã không lên tiếng ngay cả khi đã tham gia nhiều chiến dịch, hoạt động nâng cao nhận thức cũng nhƣ các sự kiện, diễn đàn tham vấn về PFES. Họ cũng nhận đƣợc các tờ rơi, thông tin và đƣợc nghe phổ biến về PFES thông qua các chƣơng trình truyền thanh, truyền hình địa phƣơng.

Các nhà quản lý rừng cũng dƣờng nhƣ chƣa hoàn toàn nhận thức đƣợc quyền lợi và lợi ích tiềm năng của chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, giống nhƣ trƣớc đây, họ vẫn thụ động chờ sự can thiệp của Chính Phủ.

Một mặt hạn chế khác đó là việc thanh toán thông qua ngân hàng chính sách của tỉnh, tuy mạng lƣới ngân hàng đã bao phủ khắp các xã, nhƣng ngân hàng mỗi tháng chỉ giao dịch 1 ngày/1 xã, dẫn tới nhiều hộ gia đình là chủ rừng tại các địa bàn khó khăn gặp vƣớng mắc trong việc thanh toán tiền, dẫn tới việc giải ngân chậm hơn so với kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)