Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 67 - 70)

4.3.3.1. Hiệu quả đối với người nghèo

Đa số những ngƣời cung cấp các dịch vụ môi trƣờng ở Bảo Yên nói riêng và ở Lào Cai nói chung đều là ngƣời nghèo. Là một quốc gia đang phát triển, đề cao công tác xoá đói giảm nghèo, do đó những dự án nhƣ chi trả dịch vụ môi trƣờng vừa gắn với ngƣời nghèo, vừa bảo vệ môi trƣờng rất đƣợc Chính phủ khuyến khích. PFES vì ngƣời nghèo đƣợc định nghĩa là “tất cả các tác động nhằm thúc đẩy và hỗ trợ ngƣời nghèo tham gia và hƣởng lợi từ PFES”. PFES có thể đem đến lợi ích cho ngƣời nghèo dƣới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Các lợi ích trực tiếp bao gồm những chi trả bằng tiền để giúp ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng cải thiện thu nhập và đời sống của họ. Theo kết quả tính toán thì mức thu nhập của ngƣời làm rừng là rất thấp, vì vậy họ không có cơ hội tiếp cận với đời sống văn minh hơn, bị hạn chế trong quan hệ cộng đồng với các khu vực khác và sẵn sàng tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp để có thêm thu nhập. Tác động tích cực của PFES đến thu nhập mang đến cho ngƣời làm rừng cơ hội nâng cao đời sống vật chật, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ hơn. Các lợi ích gián tiếp có thể kể đến là việc hỗ trợ ngƣời nghèo có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong tiến trình đàm phán hợp đồng, giảm các mâu thuẫn xã hội hay học hỏi đƣợc những kỹ năng tiên tiến.

Ngoài ra, ở những khu vực vùng sâu vùng xa, PFES sẽ trở thành một công cụ hữu ích ổn định dân số và định hƣớng phân bổ nguồn vốn đề các vùng. Kết hợp đƣợc các nguồn vốn an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng có thể nâng cao mức chi trả nhằm tăng hiệu quả của xoá đói giảm nghèo. Nhƣ vậy, PFES là một cơ chế đƣợc thiết kế không chỉ nhằm mục đích bảo vệ môi trƣờng mà còn hƣớng tới những ngƣời nghèo, mang lại cho họ cơ hội tham gia vào những hoạt động môi trƣờng mà trƣớc đây vì không có năng lực tài chính nên họ không thể tham gia.

Một lợi ích tiềm năng có thể đƣa đến từ PFES là việc giảm tỷ lệ thất nghiệp cho địa phƣơng tham gia dự án. Nhìn thấy lợi ích từ PFES, sẽ có nhiều ngƣời tham gia cung cấp dịch vụ môi trƣờng và giảm tỷ lệ ngƣời không có việc làm tại địa phƣơng. Thêm nữa, các hoạt động cũng cần có ngƣời giám sát và quản lý, đây có thể là cơ hội phát triển cho nguồn lao động có trình độ tại nơi thực hiện dự án. Việc này sẽ góp phần ổn định tình hình xã hội, giảm nguy cơ xảy ra các tệ nạn xã hội nhƣ trộm cắp hay buôn bán trái phép…

4.3.3.2. Hiệu quả đối với doanh nghiệp

Hiện nay, PFES vẫn còn là một cơ chế đầy mới mẻ với nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, nên nhận thức về lợi ích của PFES với bản thân các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp cũng là một thành phần của xã hội, do vậy lợi ích doanh nghiệp có đƣợc cũng trở thành một phần lợi ích của toàn xã hội. Dựa trên kinh nghiệm của các nƣớc đã thực hiện PFES trên thế giới và tiềm năng mở của Việt Nam, doanh nghiệp có thể nâng cao hình ảnh của mình đối với khách hàng khi tham gia PFES. Việc xây dựng thƣơng hiệu của doanh nghiệp gắn liền với môi trƣờng đang trở thành một một xu hƣớng của thời đại và các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, đã kịp thời tiếp thu và áp dụng trong điều kiện của mình. Tham gia PFES mang lại hình ảnh thân thiện với môi trƣờng cho doanh

nghiệp, từ đó xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh hơn, đặc biệt là với các đối tác nƣớc ngoài. Mặt khác, bằng việc chi trả một khoản tiền để duy trì và bảo tồn rừng, doanh nghiệp đã đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trƣờng cùng toàn xã hội, đem lại lợi ích môi trƣờng cho chính bản thân doanh nghiệp và những ngƣời khác.

4.3.3.3. Hiệu quả đối với xã hội

PFES không chỉ đem lại lợi ích cho ngƣời nghèo và doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội. Không thể phủ nhận rằng, việc nhận biết lợi ích của một dự án chi trả dịch vụ môi trƣờng là khá khó khăn, nhất là đối với những ngƣời không nằm trong khu vực dự án hay thậm chí cách xa vùng dự án. Nhƣng một lợi ích có thể nhận thấy đƣợc đó là: rừng đƣợc bảo vệ và duy trì sẽ hạn chế các thiên tai có thể xảy ra. Với chức năng giữ nƣớc, giữ đất, rừng cung cấp nguồn nƣớc tƣới tiêu và sinh hoạt cho vùng hạ lƣu, hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, từ đó giảm bớt các thiệt hại đối với con ngƣời. Có thể lấy một ví dụ cụ thể, PFES góp phần làm tăng diện tích rừng nên có thể hạn chế việc nƣớc lũ tràn về từ đầu nguồn gây ngập úng cho khu vực hạ lƣu. Nhờ thế, con ngƣời tránh đƣợc các thiệt hại do giảm năng suất cây trồng, khắc phục thiệt hại sau mƣa lũ…

Thêm nữa, rừng còn là lá phổi xanh cho đời sống của con ngƣời, điều hoà khí hậu, hấp thụ cac-bon đem lại cho con ngƣời môi trƣờng sống trong lành hơn. Tác dụng điều hoà khí hậu không chỉ có ý nghĩa đối với địa phƣơng và các vùng lân cận mà còn có ảnh hƣởng chung trên phạm vi vùng, cải thiện môi trƣờng sống và đem lại lợi ích môi trƣờng cho toàn xã hội. Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là vấn đề của toàn thế giới, PFES đóng góp vào việc tăng diện tích rừng cũng là cùng thế giới ngăn chặn hiện tƣợng ấm dần lên của Trái đất. Nhƣ vậy, những lợi ích thu đƣợc từ PFES không còn cho riêng Việt Nam mà còn cho toàn thế giới trong việc chống lại biến đổi khí hậu

toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)