Bài học kinh nghiệm đối với huyện Bảo Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 32 - 34)

Từ kết quả và bài học kinh nghiệm của Sơn La và Lâm Đồng cho thấy cần thiết phải thay đổi cách tiếp cận theo hình thức chỉ đạo sang kiểm soát cơ cấu phân cấp quản lý nhằm thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm giữa ngƣời cung cấp và ngƣời sử dụng dịch vụ. Có thể tạo ra sự thay đổi bằng cách tăng cƣờng mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý các cấp, và đặc biệt là Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh với trực tiếp chủ rừng, thúc đẩy trách nhiệm giữa ngƣời cung cấp và ngƣời sử dụng dịch vụ.

Ngoài phân cấp, việc tăng cƣờng vai trò và phân quyền cho chủ rừng thông qua đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng sẽ có tác động tích cực tới thu nhập của ngƣời tham gia, đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa của các hộ và cộng đồng tham gia, từ đó nâng cao nhận thức đƣợc cho ngƣời

dân, thấy đƣợc lợi ích trƣớc mắt và lâu dài của chƣơng trình. Từ đó giúp cho hiệu quả bảo vệ rừng đƣợc nâng cao và đời sống nhân dân đƣợc ổn định từ thu nhập từ rừng.

Cần thực hiện trao quyền cho ngƣời dân địa phƣơng để họ có thể bày tỏ quan điểm của mình trong quá trình ra quyết định và tham gia giám sát toàn bộ quá trình vận hành, ví dụ nhƣ thông qua việc thành lập hiệp hội chủ rừng, thực hiện giám sát và đánh giá PFES hàng năm … công khai minh bạch tài chính, đƣợc thông báo số tiền ngƣời dân đƣợc hƣởng, thời gian chi trả .., từ đó giúp ngƣời dân chủ động hoạch định hoạt động kinh tế của hộ gia đình.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)