và bài học kinh nghiệm cho huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai
Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ có hiệu lực, rất nhiều các dự án thí điểm về PFES đã đƣợc triển khai tại nhiều địa phƣơng. Các mô hình về PFES đã đƣợc tổ chức thực hiện từ năm 2006 – 2009 trong các chƣơng trình do Bộ NN và PTNT phối hợp với tổ chức Winrock International, chƣơng trình môi trƣờng trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006 – 2010. Ngoài ra, WWF cũng đang tiến hành các hoạt động đánh giá và tìm cơ hội cho PFES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị. Bên cạnh đó, có sự hỗ
trợ của Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), WWF và các đối tác khác đang tài trợ cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm hồ chứa nƣớc Trị An và hạ lƣu sông Đồng Nai dựa trên cơ chế PFES. Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huế phối hợp cùng WWF cũng đang tiến hành dự án tạo cơ chế tài chính nhằm bảo vệ cảnh quan tại Vƣờn quốc gia Bạch Mã, dự kiến sẽ tạo ra nguồn thu lớn hơn gấp 3 lần so với nguồn thu hiện hành.
Hiện nay, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) còn thực hiện dự án chi trả dịch vụ môi trƣờng, áp dụng cho các khu vực ven biển. Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ các-bon trong lâm nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trƣờng Rừng thực hiện cũng đang trong quá trình triển khai.