Quản lý bảo vệ rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Diện tích khoán bảo vệ rừng đã tăng từ 7.557 ha năm 2016 lên 12.678 ha năm 2017. Việc giao đất, giao rừng cho nhân dân đã góp phần tích cực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Bảng 4.3. Diễn biến diện tích rừng của huyện Bảo Yên giai đoạn 2014-2017
Đơn vị tính: ha
STT Loại rừng 2014 2015 2016 2017
1 Tổng diện tích rừng 12.455,4 13.142,0 14.924,2 23.135,9 2 Rừng tự nhiên
khoanh nuôi, bảo vệ
5.564,1 6.124,5 7.556,5 12.678,2
3 Rừng trồng 6.891,3 7.017,5 7.367,7 10.457,7
(Nguồn: Báo cáo chi trả dịch vụ môi trường rừng UBND huyện Bảo Yên)
Khoanh nuôi tái sinh rừng
Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng chủ yếu thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn và đã mang lại những hiệu quả kinh tế. Giai đoạn 2012-2017, khu vực rừng phòng hộ đã đạt độ che phủ 0,2-0,3; trữ lƣợng đạt 20-25 m3/ha. Chính các diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh này đã góp phần tăng độ che phủ đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, một vấn đề cần khắc phục đó là chất lƣợng rừng còn kém nên hiệu quả về kinh tế không cao và thu nhập từ rừng hầu nhƣ không đáng kể, do đó đời sống của ngƣời làm nghề rừng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trồng rừng tập trung
Về trồng rừng, đến 2017 toàn huyện đã trồng đƣợc 1.804 ha rừng trồng tập trung, trong đó rừng phòng hộ chiếm 33,7%, rừng sản xuất là 66,3%. Tuy nhiên, rừng trồng hiện nay chủ yếu phân tán, rừng sản xuất chƣa đƣợc đầu tƣ thâm cạnh nên năng suất còn thấp. Ngoài rừng trồng tập trung, hàng năm trên địa bàn còn trồng cây phân tán, bình quân từ 500-600 nghìn cây các loại. Diện tích các loại rừng kết hợp nhƣ vƣờn rừng, vƣờn cây ăn quả lâu năm cũng tăng đáng kể, góp phần đa dạng hóa việc khai thác quỹ đất lâm nghiệp.
Khai thác chế biến lâm sản
Về khai thác chế biến lâm sản: từ 2012 đến nay, hàng năm việc khai thác gỗ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhân dân và cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn.
Về chế biến lâm sản: trên địa bàn có các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tƣ nhân chuyên thực hiện công tác chế biến lâm sản, chủ yếu làm răm gỗ, Những năm gần đây do sản lƣợng khai thác gỗ tự nhiên giảm, nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng trồng chƣa đáp ứng đủ nhu cầu nên hầu hết các cơ sở chế biến chỉ hoạt động nhỏ lẻ. Nếu đủ lƣợng nguyên liệu, việc chế biến lâm sản có thể giải quyết thêm nhiều lao động cho địa phƣơng.