3.1.2.1. Địa hình, địa mạo
Địa hình Bảo Yên nằm trong thung lũng sông Hồng và sông Chảy, thuộc dạng các dải núi cao xen kẽ với các thung lũng (thung lũng sông Hồng, sông Chảy, lòng chảo Nghĩa Đô, Vĩnh Yên). Các nạch núi chạy dọc theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng có địa hình nằm dọc theo hai thung lũng sông Hồng và sông Chảy là các dải núi thấp, hình thành 2 dạng địa hình cơ bản:
- Vùng thung lũng – bồn địa: bao gồm các vùng phù sa dọc theo 2 con sông chính và phần tiếp cận có độ dốc dƣới 100. Tiểu vùng này đƣợc chia thành 3 dạng địa hình với các đặc trƣng khác nhau:
+ Tiểu vùng thung lũng sông Hồng: bao gồm các dải đất bằng và tƣơng đối bằng nằm dọc sông Hồng phần đất thấp của các xã: Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn. Vùng này có đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng
nông nghiệp, đặc biệt là cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và các cây ăn quả nhiệt đới.
+ Tiểu vùng thung lũng sông Chảy bao gồm phần diện tích có độ dốc dƣới 100 thuộc địa phận các xã: Việt Tiến, Long Khánh, Long Phúc, Lƣơng Sơn, Thƣợng Hà, Xuân Thƣợng, Tân Dƣơng, Xuân Hòa, Điện Quan. Tiểu vùng này đƣợc hình thành do bồi tụ của sông Chảy nên đất đai kém mầu mỡ hơn tiểu vùng sông Hồng, phù hợp cho phát triển đa dạng các cây trồng nông nghiệp.
+ Tiểu vùng Nghĩa Đô: Đƣợc hình thành trong quá tình bào mòn rửa trôi, bồi tụ của các mạch núi Khao Tanh và Pao Nam La. Tiểu vùng này bao gồm các vùng đất tƣơng đối bằng phẳng của xã Nghĩa Đô và Vĩnh Yên, có tiềm năng phát triển cây trồng hàng năm, đặc biệt là lúa nƣớc.
- Vùng núi cao: Phần lãnh thổ còn lại của các dãy núi chính, độ cao trung bình từ 400 m trở lên, độ dốc trên 100 và đƣợc phân thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi cao thuộc dãy con voi;
+ Tiểu vùng núi cao khu Bắc và Đông Bắc của huyện.
Nhìn chung, phần lớn địa hình Bảo Yên là vùng thấp, ít phức tạp hơn so với các huyện khác của tỉnh.
Đặc điểm địa hình trên tạo tiềm năng, lợi thế cho Bảo Yên trong: (i) Quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và lớn, chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp; (2) Phát triển các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái. Tuy nhiên, một phần địa hình có độ dốc khá lớn, chia cắt làm tăng suất đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi, mạng lƣới điện...
3.1.2.2. Khí hậu
Bảo Yên nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mƣa nhiều. - Về chế độ nhiệt: Một năm có 4 mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 290C, tháng thấp nhất là 150C.
Bảo Yên là vùng có cƣờng độ chiếu sáng cao so với các huyện khác trong tỉnh. Số giờ nắng trung bình cả năm 1.344 giờ và chênh lệch theo tháng: Tháng 6 và 7 thƣờng từ 160-235 giờ nắng; tháng 1 thƣờng từ 30-100 giờ nắng.
- Về chế độ mƣa: lƣợng mƣa khá phong phú, mùa mƣa. Lƣợng mƣa phân bố không đều qua các tháng, tháng 6 và 7 có lƣợng mƣa trung bình là 335 mm, trong khi tháng 1 và 2 thƣờng dƣới 40mm. Tổng lƣợng mƣa trong năm từ 1.450 mm đến 1.994 mm.
- Về chế độ gió: gió mùa ảnh hƣởng chủ yếu, thƣờng đến chậm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ, hƣớng gió chủ yếu trong mùa đông, mùa hè là Đông và Tây. Tốc độ gió trung bình đạt cấp 6, ít gây tác hại. Tuy nhiên, hiện tƣợng lốc cục bộ đôi khi vẫn xảy ra gây ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu cho phép Bảo Yên phát triển đa dạng các loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp.