Bảo Yên là huyện khá phong phú về bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn hoá. Huyện có 13 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 25,8%; dân tộc Tày: 33,7%; dân tộc Dao: 24,2%; dân tộc H’Mông: 8,6%; dân tộc Giáy: 1,09%; còn lại các dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh sống riêng nhƣ ngƣời H' Mông có truyền thống làm ruộng bậc thang, ngƣời Giáy trồng bông dệt vải, ngƣời Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hoá nhƣ: kiến trúc làng bản dân tộc Tày (nhà sàn nguyên thuỷ của đồng bào), các điệu múa then, đàn tính tẩu và hội ném còn của ngƣời Tày (xã Nghĩa Đô).
Bảo Yên có nhiều di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học. Khu vực ngòi Nhù gần xã Cam Cọn và các dải đồi thấp ở xã Bảo Hà, các nhà khảo cổ tìm thấy khá nhiều công cụ đá cuội thuộc nền văn hoá Sơn Vi. Các di chỉ cho thấy đã có mặt các dân tộc Việt cổ ở Bảo Yên từ thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới, đến
thời kỳ đồ đồng của văn hoá Đông Sơn. Quá trình phát triển xây dựng và bảo vệ đất nƣớc của ngƣời dân Bảo Yên cũng đã để lại những giá trị anh hùng dân tộc, giàu tính nhân văn, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là những di tích lịch sử, văn hoá đã đƣợc công nhận cấp quốc gia nhƣ: Đền Bảo Hà, di tích Thành cổ Nghị Lang, đền Phúc Khánh, di tích Chiến thắng Phố Ràng, khu căn cứ cách mạng Đình làng Già Hạ (Việt Tiến), chiến thắng Nghĩa Đô.
Ngoài ra, Bảo Yên còn có những thắng cảnh đẹp nhƣ động Vài Siêu (xã Thƣợng Hà), thác Sa (xã Tân Tiến)…; những món ăn dân tộc đặc sắc, hấp dẫn nhƣ: thịt gà canh kiệu, nộm rau bợ…; và các lễ hội đặc sắc của dân tộc Tày: Hội Đình của ngƣời Tày làng Già, hội Cốm và rằm tháng Tám, lễ dâng Trăng…
Có thể đánh giá, Bảo Yên hội tụ khá đủ các tài nguyên về du lịch và nhân văn để phát triển một số loại hình du lịch nhƣ du lịch văn hóa, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch lễ hội.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU