Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 55 - 65)

4.3.1.1. Công thức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng

Số tiền chi trả cho các chủ rừng đƣợc xác định nhƣ sau:

Số tiền = Diện tích x Đơn giá x K

Định mức chi trả bình quân cho 1ha rừng đƣợc xác định bằng tổng số tiền thu đƣợc từ các đối tƣợng phải chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng chi cho tổng diện tích rừng trên lƣu vực tại thời điểm đƣợc cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng.

Diện tích rừng do ngƣời đƣợc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng quản lý, sử dụng là diện tích đƣợc giao, đƣợc thuê, đƣợc nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài tính tại thời điểm kê khai thanh toán.

Hệ số K: là hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, nó phụ thuộc vào từng loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); phụ thuộc tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, nghèo, rừng phục hồi); phụ thuộc nguồn gốc hình thành thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).

Khi áp dụng công thức này để tính toán các giá trị dịch vụ môi trƣờng rừng tại Lào Cai, công thức này đƣợc tính chi tiết nhƣ sau:

- P là mức chi trả bình quân cho 1ha rừng đƣợc tính bằng đồng/ha; - D: là tổng sản lƣợng điện thƣơng phẩm bình quân hàng ngày của nhà máy thủy điện tính bằng KWh/năm;

- N là tổng sản lƣợng nƣớc thƣơng phẩm bình quân hàng năm của các nhà máy cấp nƣớc, đƣợc tính bằng m3/năm;

- S: là tổng diện tích rừng của huyện Bảo Yên tham gia vào chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, đƣợc tính bằng ha;

- 0,9 là tỷ lệ số tiền sử dụng chi trả trực tiếp cho bảo vệ rừng theo quy định. Sau đó áp dụng công thức: C = P x A

Trong đó:

- C là số tiền chi trả

- P là mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng

- A là diện tích rừng đƣợc chi trả của hộ gia đình, cộng đồng.

Tiếp theo là xem xét và tính toán hệ số điều chỉnh mức chi trả K sao cho phù hợp với từng loại rừng, chức năng của rừng và phù hợp với từng huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Và trên địa bàn tỉnh lào Cai thống nhất sử dụng hệ số K = 1 áp dụng cho toàn tỉnh.

4.3.1.2. Tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xác định số tiền các nhà máy thuỷ điện phải chi trả cho dịch vụ môi trƣờng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo Nghị định này, các nhà máy thủy điện có lƣu vực tỉnh Lào Cai sẽ phải thanh toán cho tỉnh Lào Cai.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 34 nhà máy thủy điện đang thực hiện phát điện, với tổng công suất 569,8 MWh. Theo quy định về phân bổ số tiền chi trả, Nhà máy thủy điện Thác Bà và các thủy điện nhỏ sẽ chi trả cho huyện Bảo Yên với tổng công suất 218,5 MWh.

Bảng 4.4. Số tiền các nhà máy thủy điện phải chi trả

Nhà máy Công suất Sản lƣợng Đơn giá Thành tiền

Phú Mậu 1 24 6.888.889 20 137.777.777,8 Phú Mậu 2 18 11.588.588 20 231771777.8 Phú Mậu 3 14 12.533.633 20 250672666.7 Nậm Tha 6 17,5 5.300.000 20 106000000 Nậm Khóa 3 18 15.666.667 20 313333333.3 Mƣờng Hum 32 12.444.443 20 248888888.9 Nậm Mu 10 13.888.889 20 277777777.8 Nậm Tha 5 13,5 3.833.332 20 76666666.67 Nậm Tha 4 11,5 16.777.776 20 335555555.6 Thủy điện thác bà 60 29.987.777 20 599755555.6 Cộng 218,5 2.578.200.000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo chi trả DVMTR huyện Bảo Yên)

Xác định mức chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng bình quân Tổng kinh phí toàn huyện Bảo Yên nhận đƣợc: 2.578.200.000

Tổng diện tích rừng tham gia dịch vụ chi trả môi trƣờng rừng: 12.679,7 ha Vậy P = 0,9x(2.578.200.000:12.679,7)= 183.000 đ/ha

Bảng 4.5. Số tiền chủ rừng đƣợc hƣởng tại các xã tham gia chƣơng trình

STT Thôn bản Định mức (tiền)/ha Diện tích (ha) Kinh phí (đồng) Toàn huyện 12,679.70 2,320,385,100 1 Điện Quan 183.000 663.71 121,458,930 2 Thƣợng Hà 183.000 734.02 134,325,660 3 Minh Tân 183.000 1,222.93 223,796,190 4 Tân Dƣơng 183.000 632.07 115,668,810 5 Phố Ràng 183.000 373.40 68,332,200 6 Xuân Thƣợng 183.000 639.77 117,077,910 7 Yên Sơn 183.000 511.51 93,606,330 8 Lƣơng Sơn 183.000 452.73 82,849,590 9 Xuân Hòa 183.000 2,026.85 370,913,550 10 Vĩnh Yên 183.000 949.09 173,683,470 11 Nghĩa Đô 183.000 415.55 76,045,650 12 Tân Tiến 183.000 1,341.10 245,421,300 13 Long Phúc 183.000 708.42 129,640,860 14 Long Khánh 183.000 934.38 170,991,540 15 Việt Tiến 183.000 1,074.17 196,573,110 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tổng số tiền các hộ gia đình chủ rừng tại 15 xã tham gia chƣơng trình nhận đƣợc năm 2017 là 2.320.385.100 đồng [11].

Dòng tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ dòng tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại Bảo Yên

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo sơ đồ, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng sẽ chịu trách nhiệm thu tiền từ các Nhà máy thủy điện sau đó chi trả trực tiếp cho các chủ rừng là tổ chức qua tài khoản giao dịch và thông qua Hạt kiểm lâm chi trả tiền mặt cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ. Chi cục Kiểm lâm và UBND các xã, thị trấn sẽ phố hợp trong công tác chi trả.

4.3.1.3. Tính toán lợi ích của các bên tham gia

Lợi ích của những người chủ rừng

Đối với những ngƣời chủ rừng hay ngƣời dân sinh sống tại khu vực huyện Bảo Yên, những giá trị họ nhận đƣợc từ rừng chủ yếu là giá trị trực

Quĩ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai Các nhà máy thủy điện 20đ/KW h Hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên

Chủ rừng là Hgđ, cá nhân UBND xã

Chi cục kiểm lâm

Quan hệ trực tiếp Kết hợp làm việc

Chủ rừng là tổ chức

tiếp. Những giá trị này bao gồm giá trị về gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị dịch vụ du lịch, giải trí, nghỉ dƣỡng…, và thực tế thì những giá trị này là rất thấp. Thu nhập trực tiếp của ngƣời dân từ rừng phòng hộ chủ yếu là tiền khoán bảo vệ rừng của Nhà nƣớc, trƣớc đây là 50.000 đồng/ha/năm và nay là 100.000 đồng/ha/năm. Thu nhập từ rừng sản xuất tuy có cao hơn những vẫn ở mức thấp, đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên mức thu nhập dao động từ 60.000 đồng đến 1.950.000 đồng/ha/năm. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn nhƣ vậy vì ở vùng sâu, vùng xa không có sự thuận lợi về giao thông thì thu nhập từ rừng tre nứa và rừng phục hồi khoảng 60.000 đồng/ha/năm; rừng nghèo là 250.000 đồng/ha/năm còn đối với những vùng có sự thuận lợi về giao thông thì mức thu nhập này cao hơn: rừng tre nứa đem lại mức thu nhập 200.000 đồng/ha/năm, rừng phục hồi là 360.000 đồng/ha/năm, rừng nghèo là 600.000 đồng/ha/năm, rừng trồng là 1.500.000 đồng/ha/năm và cuối cùng cao nhất là rừng trung bình cho mức thu nhập là 1.950.000 đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, các trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình đƣợc trồng ở những nơi có giao thông thuận lợi chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, ít hơn 10%. Do vậy, nhìn chung thu nhập của ngƣời dân dao động ở mức từ 100.000 đồng đến 360.000 đồng/ha/năm, thu nhập trung bình của họ từ nghề rừng khoảng 230.000 đồng/ha/năm. Nếu tính thêm rằng, họ vừa nhận đƣợc tiền trực tiếp từ rừng sản xuất vừa nhận đƣợc tiền cho việc bảo vệ rừng phòng hộ thì mức thu nhập là:

230.000 + 100.000 = 330.000 đồng/ha/năm

Con số này cho thấy hiện nay ngƣời làm nghề rừng có mức thu nhập thấp. Thậm chí với các chính sách hiện nay của Nhà nƣớc, yêu cầu ngƣời dân giữ rừng, kinh doang rừng bằng pháp luật thì các mâu thuẫn về lợi ích càng nảy sinh rõ hơn. Ở những nơi nào còn nhiều rừng, có tác dụng phòng hộ lớn, có tính đa dạng sinh học cao thì ở đó những ngƣời làm rừng lại nghèo nhất,

đời sống khó khăn, ngày càng tách biệt so với các vùng kinh tế khác gây nên sự tiềm ẩn bất ổn về xã hội. Chính vì thế, những ngƣời trực tiếp làm nghề rừng không muốn gắn với sản xuất lâm nghiệp mà tìm kiếm các công việc khác nhƣ phá rừng để làm nƣơng rẫy hoặc khai thác và buôn bán gỗ, động thực vật hoang dã trái phép.

Khi ngƣời là rừng tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ môi trƣờng rừng, cụ thể ở đây là phòng hộ đầu nguồn, thay vì phá rừng họ sẽ giữ rừng và nhận đƣợc tiền cho việc cung cấp của mình. Theo số liệu tính toán ở trên, với việc bảo vệ và cung cấp dịch vụ môi trƣờng rừng, ngƣời dân huyện Bảo Yên nhận đƣợc số tiền khoảng 183.000 đồng/ha/năm. Trách nhiệm của những chủ rừng khi tham gia PFES là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ môi trƣờng cho các nhà máy thuỷ điện ở lƣu vực sông, tuy nhiên họ vẫn có thể đƣợc khai thác rừng sản xuất và phải đảm bảo việc khai thác này có kế hoạch và tiến hành trồng rừng bổ sung. Ta giả thiết rằng, khi tham gia PFES, họ chỉ đƣợc khai thác số lƣợng bằng 1/2 so với trƣớc đây do có tính toán đến sự phục hồi và khả năng tái sinh của rừng và phải đảm bảo không phá rừng bừa bãi khi đã nhận đƣợc khoản chi trả cho việc cung cấp dịch vụ môi trƣờng. Mức thu nhập trực tiếp từ rừng sản xuất của họ lúc này sẽ là:

230.000 : 2 = 115.000 đồng/ha/năm

Đồng thời, Nhà nƣớc vẫn giao việc quản lý rừng phòng hộ cho ngƣời làm rừng, do vậy họ vẫn nhận đƣợc khoản tiền khoán cho việc bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm. Nhƣ vậy, mức thu nhập của ngƣời dân làm rừng lúc này sẽ là:

115.000 + 100.000 + 183.000 = 398.000 đồng/ha/năm

Có thể thấy, theo tính toán khi tham gia PFES, ngƣời chủ rừng có thu nhập bình quân tăng lên thêm trên mỗi ha rừng là:

398.000 – 330.000 = 68.000 đ/ha/năm

Tuy phần tăng thêm này không đƣợc nhiều lắm nhƣng nó cũng cho thấy, lợi ích của ngƣời dân đã tăng lên và đây là cơ sở để họ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ môi trƣờng rừng. 01020304050607080901stQtr2ndQtr3rdQtr4thQtrEastWestNorth

Bảng 4.6. Lợi ích kinh tế của ngƣời dân khi tham gia chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng tại huyện Bảo Yên

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng

1 Số xã đƣợc hƣởng lợi Xã 15

2 Số hộ đƣợc hƣởng lợi trực tiếp Hộ 4.735 3 Số tiền trung bình mỗi hộ nhận

đƣợc/năm từ DV MTR

Đồng/ năm 490.000

4 Tổng số tiền chi trả DV MTR Đồng 2.230.385.100

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Lợi ích của nhà máy thủy điện

Hiện nay tổng công suất các nhà máy thủy điện có lƣu vực tại huyện Bảo Yên là 218,5 MW, đặc điểm trung của các nhà máy thủy điện nhỏ là không có hồ chứa dung tích lớn, chủ yếu là các hồ chứa nhỏ chỉ đảm bảo cho nhà máy phát điện trong một thời gian ngắn, do đó các nhà máy này chủ yếu dựa vào việc trữ nƣớc của rừng, nếu rừng trữ nƣớc tốt, cung cấp đủ nƣớc cho các nhà máy thủy điện thì thời gian phát điện đủ công suất đƣợc kéo dài.

Doanh thu trung bình của mỗi nhà máy khi chạy đủ công suất là 3 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, chỉ có 4 tháng mùa mƣa nhà máy chạy 100% công suất, 4 tháng chạy 50% công suất và 4 tháng mùa khô chỉ chạy 25% công suất thiết kế.

Doanh thu trung bình 1 nhà máy

3 tỷ x 4 tháng + 1,5 tỷ x 4 tháng + 0,75 tỷ x 4 tháng = 21 tỷ đồng/năm Tổng doanh thu của 10 nhà máy thủy điện

10 nhà máy x 21 tỷ đồng = 210 tỷ đồng/năm

Xác định mức thu nhập của nhà máy nếu không có rừng giữ nƣớc

Trong trƣờng hợp nếu không có rừng giữ nƣớc, các nhà máy thủy điện sẽ không có đủ nƣớc cho chạy máy sản xuất, lúc này công suất hoạt động trong 4 tháng mùa mƣa là 100%, 2 tháng tiếp theo là 50% và 1 tháng tiếp theo là 25%, những tháng còn lại nhà máy phải dừng hoạt động. Tổng doanh thu trong trƣờng hợp này đƣợc tính nhƣ sau:

3 tỷ x 4 tháng + 2 tỷ x 1,5 tháng + 0,75 tỷ x 1 tháng = 15,75 tỷ đồng Tổng doanh thu của 10 nhà máy

10 nhà máy x 15,75 tỷ đồng = 150,75 tỷ đồng

Nhƣ vậy, nếu không có rừng đầu nguồn giữ nƣớc, hay nói cách khác nếu không có sự giữ rừng của chủ rừng tham gia cung cấp dịch vụ môi trƣờng thì mức thiệt hại sẽ là:

210 tỷ - 150,75 tỷ = 59,25 tỷ đồng

Chi phí nhà máy phải trả cho dịch vụ môi trƣờng rừng là 2.578.200.000 đồng. Nhƣ vậy các nhà máy thủy điện thực giảm dƣợc

59,25 tỷ đồng – 2.578.200.000 đồng = 56.671.800.000 đồng Trung bình mỗi nhà máy thiệt hại 5,671 tỷ đồng/năm

Nhƣ vậy, nhờ có chƣơng trình dịch vụ chi trả môi trƣờng rừng mà các nhà máy có lƣu vực tại huyện Bảo yên tiết kiệm mỗi năm đƣợc 5,671 tỷ đông/nhà máy/năm.

Mặt khác, nhờ có giữ rừng việc xói mòn, rửa trôi đƣợc hạn chế đến mức tối đa, hồ chứa của nhà máy sẽ đƣợc bảo vệ tránh đƣợc sự bồi lắng của phù sa. Do đó, các nhà máy thủy điện hàng năm sẽ giảm đƣợc chi phí nạo vét lòng hồ chứa, tăng đƣợc thời gian phát điện và giảm chi phí nạo vét.

Lợi ích gián tiếp

Thực hiện các chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, các đơn vị đƣợc hƣởng lợi ở đây là các nhà máy thủy điện đã thực hiện đầu tƣ công tác

kiểm đếm diện tích, chất lƣợng rừng, lập hồ sơ theo dõi quản lý chặt chẽ, việc này sẽ góp phần giúp công tác khoanh nuôi, bảo về rừng đƣợc thực hiện chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Từ nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, số tiền chi trả cho diện tích rừng cộng đồng đƣợc sử dụng vào nâng cấp cơ sở hạ tầng: mở rộng, sửa chữa đƣờng liên bản, liên thôn, xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. Tính đến hết năm 2017, toàn huyện Bảo Yên đã nâng cấp đƣợc 3,5km đƣờng liên thôn, bản từ nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, xây dựng mới đƣợc 3 nhà văn hóa thôn bản, sửa chữa nâng cấp đƣợc 11 nhà văn hóa thôn bản, nơi sinh hoạt cộng đồng.

4.3.1.4. Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia

Dựa trên cơ sở các kết quả tính toán ở trên, có thể thấy rằng chƣơng trình chi trả dịch vụ môi trƣờng không chỉ đem lại lợi ích cho ngƣời cung cấp dịch vụ môi trƣờng mà còn đem lại lợi ích cho cả ngƣời chi trả cho các dịch vụ môi trƣờng đó. Trong bối cảnh của chƣơng trình tại Bảo Yên, những ngƣời dân làm nghề rừng có mức thu nhập cao hơn trực tiếp từ rừng cao hơn so với trƣớc đây, đồng thời có khả năng nhận thêm một nguồn thu lớn hơn từ hoạt động du lịch tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, các nhà máy thuỷ điện, là những ngƣời chi trả, mua các dịch vụ môi trƣờng rừng cũng thu đƣợc nhiều lợi ích, đó là giảm thiệt hại về doanh thu do không có các giá trị phòng hộ của rừng đầu nguồn. Tóm lại, xét về hiệu quả kinh tế, dự án này đã mang lại nguồn lợi kinh tế cho cả hai bên tham gia.

Trong phạm vi nghiên cứu này mới chỉ tính toán đến giá trị giữ nƣớc cho các nhà máy thủy điện trên địa bàn, chƣa tính tới lợi ích của cảnh quan đem lại và các lợi ích khác nhƣ hấp thụ cacbon, cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái, cải thiện môi trƣờng … Một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sẵn sàng chi trả một lƣợng phí nhất định để có đƣợc chứng chỉ giảm thiểu phát

thải cacbon để phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng, nhất là đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp sang thị trƣờng Mỹ và Châu Âu. Đây cũng là một nguồn lợi ích kinh tế khác từ PFES. Nguồn lợi kinh tế này thuộc về ngƣời chủ rừng hay bên bất cứ ai còn phụ thuộc ai là ngƣời đầu tƣ và thiết lập thị trƣờng mua bán các chứng chỉ này. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thêm về thị trƣờng mua bán phát thải cac-bon để thấy rằng PFES mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai​ (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)