Gia đìn h tổ ấm yêu thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 36 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Gia đìn h tổ ấm yêu thương

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm giản dị nhưng vô cùng cao quý, thiêng liêng trong mỗi con người. Mỗi nhân vật học trò của Nguyễn Nhật Ánh đều mang một trái tim tràn đầy tình yêu thương đối với gia đình, với những người thân yêu. Trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, hình ảnh người bà, người mẹ luôn là những người phụ nữ tuyệt vời nhất. Nếu mẹ cả đời tần tảo, gồng gánh bao nỗi lo toan vất vả, sẵn sàng hi sinh tất cả vì con thì ở bà lại lại là sự hiền từ, bao dung. Và dường như trong trái tim các nhân vật học trò của Nguyễn Nhật Ánh luôn có một tình cảm đặc biệt dành cho bà. Ngạn trong “Mắt biếc” cũng vậy. Trước những rận đòn roi, những hình phạt nghiêm khắc của ba, bà luôn là người che chở, bao bọc, trấn an cậu bằng sự dịu dàng trìu mến. Ngạn thích sà vào lòng bà, làm nũng với bà, thích được bà gãi lưng và say mê những câu chuyện cổ tích của bà. Mỗi khi nằm trong vòng tay bà, nghe bà kể chuyện, Ngạn như chìm đắm vào thế giới thần tiên. “Mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao

giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào

không hay, với trái tim không ngừng thổn thức” [9; tr.7]. Không chỉ che chở bảo

vệ Ngạn trước sự nghiêm khắc của ba, bà còn luôn sẵn sàng lắng nghe cậu như một người bạn. Vì thế, Ngạn có thể tin tưởng, tâm sự, chia sẻ tất cả mọi điều với bà, từ sự xấu hổ và những cảm giác kì lạ khi gặp Hà Lan đi tắm ở giếng làng đến việc mong ước sau này sẽ lấy Hà Lan. Bà có một vị trí đặc biệt trong trái tim Ngạn vậy nên khi bà ra đi, cậu đã vô cùng đau đớn. “Tôi khóc bà đến sưng cả mắt. Mấy tháng sau, nhớ bà, tôi vẫn còn khóc. Bà không chỉ là bà tôi, bà còn là bạn tôi. Hồi nhỏ, nếu không có bà, tôi chẳng biết chơi với ai. Trong các cháu

của bà, bà thương tôi nhất. Cũng trong các cháu của bà, tôi thương bà nhất” [9;

tr.64]. Mãi sau này, bà vẫn hiện về trong giấc mơ của Ngạn với nụ cười hiền lành, với những câu chuyện xưa cũ quen thuộc để rồi trái tim Ngạn lại thổn thức khôn nguôi. Dù bà đã mất nhưng hình ảnh của bà mãi trong trái tim Ngạn với tất cả tình yêu thương.

Khác với sự chở che của bà, tình yêu cha dành cho con luôn âm thầm, lặng lẽ và đầy nghiêm khắc. Trong những câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh, hình ảnh người cha thường lạnh lùng và gắn liền với những trận đòn roi mỗi khi con phạm lỗi. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà những đứa trẻ không cảm nhận được tình yêu, sự quan tâm, lo lắng của ba đối với mình, và trong sâu thẳm trái tim chúng cũng yêu thương ba vô cùng. Chuẩn trong “Trại hoa vàng” đã từng hụt hẫng khi ba cậu không cho may quần áo mới, từng xấu hổ, tủi hờn khi phải mặc những chiếc quần sửa lại từ quần của mẹ. Thế nhưng khi hiểu được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, thấy được nỗi nhọc nhằn của mẹ và những mệt mỏi in hằn trên khuôn mặt cha, Chuẩn thấy thương ba mẹ nhiều hơn, cậu không còn ý định đòi may đồ mới nữa và ý thức được trách nhiệm của bản thân với gia đình. Lòng cậu tràn đầy quyết tâm sẽ học thật giỏi để có tiền giúp đỡ cha mẹ và lo cho em. “Ăn cơm xong tôi bỏ ra vườn hoa ngồi một mình gặm nhấm nỗi buồn của

con nhà nghèo khó. Tôi quên bẵng “nỗi đau hình tam giác”. Tôi biết tôi chẳng thể đòi hỏi ba mẹ tôi hơn nữa. Để thoát khỏi cảnh ngộ này, tôi phải cố học cho thật giỏi. Học giỏi mới đỗ đạt thành tài, mới làm ra tiền mua sắm quần áo, còn

dư thì giúp cha mẹ” [14; tr.40]. Thậm chí khi ba hứa thưởng cho Chuẩn hai cái

quần mới vì thành tích học tập tốt, niềm vui của Chuẩn vẫn không trọn vẹn. Cậu cảm thấy chạnh lòng khi nghĩ đến việc vì phần thưởng của mình mà ba mẹ sẽ phải vất vả hơn còn nhỏ Châu sẽ không có được bộ quần áo mới mà nó mơ ước. Một cậu bé lớp mười nhưng đã rất hiểu chuyện và trong sâu thẳm trái tim cậu là tình thương yêu vô bờ dành cho những người thân yêu. Việc trồng hoa giờ đây không chỉ là thú vui hay niềm đam mê nữa, mà nó còn là cách để cậu thể hiện tình yêu và mang đến niềm vui cho mọi người trong gia đình. “Tết này tôi sẽ gửi hoa ra chợ bán. Tiền kiếm được tôi sẽ dẫn nhỏ Châu đi may đồ mới. (...) Tôi muốn đem lại cho nó một niềm vui bất ngờ. Hẳn lúc đó nó sẽ trố mắt ra vì ngạc nhiên và vì sung sướng. Hẳn tôi sẽ có dịp nhìn thấy nó rưng rưng nước mắt vì

xúc động khi nhận ra tôi là một ông anh tốt bụng nhất trên đời”[14; tr.245]. Và

đặc biệt, khi những cố gắng được ba thừa nhận, biết ba luôn thầm lặng dõi theo từng bước đi của mình và hiểu được tình cảm ba dành cho mình lớn đến dường nào, Chuẩn xúc động đến nghẹn ngào. “Niềm vui đột ngột khiến tôi như nghẹn thở. Tôi lắp bắp “con...con...” một hồi vẫn không nói được tiếng “cảm ơn ba”

nằm mắc nghẹn ngang cuống họng...”[14; tr.264]. Tình cảm dành cho cha có lẽ

không dễ để bày tỏ nhưng nó luôn mạnh mẽ, da diết. Cuộc sống gia đình tuy chật vật, khó khăn nhưng chỉ cần có tình yêu thương thì hạnh phúc sẽ luôn ngập tràn. Đọc “Ngôi trường mọi khi”, người đọc không thể quên được cậu bạn Răng Chuột cùng tình cảm mà cậu dành cho gia đình mình. Không được may mắn như các bạn khác, anh em Răng Chuột và Cọng Rơm không có một gia đình hạnh phúc, ba mẹ chúng ly dị nhau từ khi hai anh em còn rất nhỏ. Mẹ Răng Chuột đi làm cuối tháng mới đem tiền về thăm anh em nó nên Răng Chuột và Cọng Rơm đã sớm phải tự lập. Tuy cuộc sống có nhiều khó khăn, chật vật nhưng hai anh em

luôn yêu thương, chăm sóc nhau. Người anh Răng Chuột ngoài giờ học còn đi làm phục vụ quán ăn để có tiền nuôi em nhưng cậu lại nói dối là đi làm gia sư bởi cậu có thể sẵn sàng hi sinh, chịu đựng mọi vất vả vì em nhưng không muốn để em phải buồn và lo lắng cho mình. Còn cô em gái Cọng Rơm luôn tỏ ra ngoan ngoãn, khi phát hiện ra sự thật về công việc của Răng Chuột, cô bé đã rất buồn và thương anh, “Lần đó, Cọng Rơm phải cố đừng để khóc, thậm chí để đừng run

lên trước mặt bạn mình. Nhưng dù cố đến mấy, cặp mắt nó vẫn hoe hoe đỏ” [11;

tr.200], nhưng rồi cô bé vẫn vờ như không hay biết gì bởi cô không muốn để anh phải buồn lòng. Cả hai đều giữ cho mình những bí mật và che đậy nó bằng những lời nói dối nhưng lời nói dối của những đứa trẻ ấy lại khiến người ta thật xúc động. Cả Răng Chuột và Cọng Rơm đều là những đứa trẻ ngoan, có trái tim ấm áp và cái cách chúng yêu thương nhau như để cố gắng bù đắp những khoảng trống mà ba mẹ đã để lại trong trái tim. Để rồi hạnh phúc như vỡ òa khi ước mơ nhỏ nhoi của chúng thành sự thật, cả ba và mẹ đã cùng đến buổi liên hoan cuối năm để nghe chúng hát trọn vẹn ca khúc “Cả nhà thương nhau”.

Nếu Răng Chuột khiến người đọc xúc động bởi sự hi sinh, chở che cho cô em gái bé bỏng thì Tường trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” lại khiến người đọc xúc động bởi tấm lòng thơm thảo và sự bao dung của cậu với anh trai. Tường luôn yêu thương anh vô điều kiện. Tường ngưỡng mộ, xuýt xoa khi anh được lãnh phần thưởng cuối năm học. Khi Thiều buồn vì mình chỉ có hai cái hoa tay, Tường động viên rằng anh là người vẽ đẹp nhất. Tường thay anh làm hết mọi việc trong nhà một cách vui vẻ. Tường sẵn sàng bảo vệ anh khi Thiều bị bạn đánh, cậu bé vốn hiền lành, nhút nhát dám đánh nhau với một thằng đầu gấu nhất làng mà đứa trẻ nào cũng sợ hãi, thậm chí còn gằn giọng hăm dọa: “Từ hôm nay trở đi, hễ anh đụng vô anh Hai em, dù chỉ một sợi lông chân thôi, em sẽ giết chết

anh, anh hiểu chưa?”[13; tr.162]. Mỗi lần Thiều gây ra chuyện và bỏ chạy,

Tường lại thay anh hứng chịu những trận đòn roi của bố mà chẳng hề giận dỗi hay oán thán một câu. Chính Thiều đã phải thừa nhận: “Đôi khi tôi có cảm tưởng

tôi là em, còn thằng Tường là anh... Toàn thằng Tường nhường nhịn tôi, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Chẳng phải Tường sợ gì tôi, dù tôi luôn bắt nạt nó. Tường nhường tôi chỉ vì nó là đứa em rất thương anh. Nó thương tôi và phục tôi”[13; tr.50-51]. Đỉnh điểm đó là lần Thiều đánh Tường khiến cậu phải nằm liệt giường trong một thời gian dài. Thế nhưng trong lúc đau đớn đến cùng cực, Tường cũng không trách móc anh thậm chí vẫn dặn anh phải giấu kín chuyện này, cậu nói dối là mình tự ngã để bảo vệ anh khỏi những trận đòn của ba. Cậu bé hồn nhiên,trong trẻo ấy dù có phải chịu bao tổn thương vẫn luôn mỉm cười và tha thứ cho mọi sai lầm và sự ích kỉ của anh. Chính tình yêu thương, sự bao dung, lòng vị tha của Tường đã giúp anh trai mình thay đổi. Nhân vật Tường đã cho ta nhận ra tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì sưởi ấm và dẫn dắt cho tâm hồn mỗi người.

Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc. Gia đình chính là ngôi nhà cho ta tình yêu và sự bao dung, là nguồn suối nóng chân thành của yêu thương, vì thế mái ấm gia đình là thứ mà tất cả kho báu trên trái đất không thể nào sánh được. Đọc những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh, cảm nhận tình cảm yêu thương gắn bó với gia đình của mỗi nhân vật, người đọc như tạm rời xa những lo toan bộn bề của cuộc sống để thấy lòng mình lắng lại và nhận ra rằng: từng giây từng phút của cuộc đời con người đều rất quý giá, nhưng quý giá nhất là những giây phút ta còn được sống trong sự yêu thương và đùm bọc của gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)