7. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Giọng điệu triết lí của tuổi học trò
Thông qua giọng điệu triết lí, tác giả gửi gắm những bài học, những suy ngẫm đánh giá về một sự việc, hiện tượng hay một đối tượng nào đó. Tuy nhiên,với những sáng tác viết về tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh không áp đặt cho các em những triết lí khô cứng, giáo điều mà mọi chiêm nghiệm, suy tư đều được nhà văn soi chiếu qua lăng kính của nhân vật. Bởi vậy,những thông điệp, triết lý đến với các em một cách nhẹ nhàng, thấm thía vì nó được rút ra từ chính những gì các em đang trải nghiệm.
Đó là triết lí về sự gắn bó với ngôi nhà của mỗi đứa trẻ trong “Cho tôi xin
một vé đi tuổi thơ”: “Đối với một đứa bé, ngôi nhà rất quan trọng. Một đứa bé
sống trong nhà mình cũng tự nhiên và máu thịt như sống trong bản thân mình. Nó không thể chạy khỏi nhà mình, vì điều đó sẽ làm nó đau đớn. Cũng như một
con thỏ không thể chạy ra khỏi bộ da của mình” [6; tr.145]. Tình cảm với ngôi
nhà, ấy cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt với gia đình, với quê hương trong mỗi con người.
Đó là những chiêm nghiệm về một miền kí ức đi qua để lại những kỉ niệm không thể phai mời trong “Bảy bước tới mùa hè”: “Bạn cũng biết rồi đó, kí ức là ngôi nhà quý báu, nơi cất giữ những gì đã xảy ra trong cuộc đời của mỗi người.
trong cuộc đời đều hóa thành kỉ niệm” [3; tr.218]. Đọc những dòng suy nghĩ ấy, mỗi độc giả lại bất giác nhìn lại miền kí ức nơi cất giữ những kỉ niệm của riêng mình.
Đứng trước những rung cảm của trái tim, những cô cậu học trò lại nghiệm ra những quy luật của tình yêu. Thiều trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” trước tình cảm với Mận đã có những cảm nhận về tình yêu: “Vì như bạn cũng biết đó (vì có khi bạn cũng trải qua rồi), trái tim bị cảm sốt thì không có loại
thuốc nào chữa được”[13; tr.223]. Thấy Tường và Mận thân thiết, Thiều phải
đấu tranh kịch liệt giữa lí trí và trái tim. Trong khi lí trí tìm mọi cách bào chữa cho Tường và Mận thì con tim hờn ghen lại kịch liệt lên án khiến trái tim Thiều như quả lắc đồng hồ nhảy qua nhảy lại giữa hai thái cực. Để rồi cậu nhận ra rằng trái tim chẳng bao giờ biết phục tùng lí trí. Khoa và Mừng trong “Bảy bước tới
mùa hè” lại có những phát hiện mới về quy luật của tình yêu, điều mà trước đây
hai cậu bé mười bốn tuổi ấy chưa từng nghĩ tới. Mừng nhận ra: “Lúc còn bé thì con trai và con gái không chơi với nhau. Nhưng khi lớn lên thì con trai con gái
thích nhau mày ạ”. Còn Khoa bổ sung thêm: “Người lớn họ thích nhau rồi cưới
nhau. Còn trẻ con tụi mình thích nhau rồi ráng lớn nhanh nhanh để thành người
lớn mày ạ” [3; tr.286]. Vinh trong “Ngày xưa có một chuyện tình” dương như lại
có những suy nghĩ trưởng thành hơn: “Sau này, tôi nghe ai đó phân loại tình yêu: yêu bằng lí trí và yêu bằng con tim. Với tôi, tình yêu chẳng liên quan gì đến lý trí. Lý trí không biết yêu.(...) con tim luôn có những giới hạn. Nó cũng đày rẫy những lỗi lầm.Nhưng cho dù như vậy, lỗi lầm của con tim là loại lỗi lầm đáng
tha thứ nhất trong các loại lỗ lầm mà con người mắc phải” [10; tr.161].
Đó còn là những triết lí về tình bạn mà Vinh (Ngày xưa có một chuyện tình) nghe được từ cậu Huân và chiêm nghiệm từ chính tình bạn giữa mình và Phúc: “Một tình bạn sâu sắc không dễ bị tan vỡ bởi một người con gái. Nếu nó dễ tan vỡ như vậy thì không cần người con gái đó xuất hiện, nó cũng có thể tan
vỡ bởi bất cứ nguyên nhân nào” [10; tr.130].
Với giọng điệu triết lí chiêm nghiệm, Nguyễn nhật Ánh đã đưa đến người đọc một cái nhìn toàn diện hơn về tuổi học trò. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm
của các em về cuộc sống, tình bạn và tình yêu đã đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức của các em. “Chất triết lí góp phần tạo cho tác phẩm một trình độ tư duy thẩm mĩ và chiều sâu khái quát. Vừa miêu tả, vừa bình phẩm , vừa thiết tha, vừa gai góc, nhà văn vừa cảnh báo người đọc, lại vừa trì kéo người ta đi đến tận
cùng tác phẩm” [31].
Tiểu kết:
Không cầu kì, khoa trương, cũng ít có những cao trào, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là những câu chuyện đời thường, giản dị nhưng được kể bằng giọng điệu vừa dí dỏm, hài hước, vừa nhẹ nhàng, sâu lắng. Với ngôn từ mộc mạc, gần gũi, các trang văn của Nguyễn Nhật Ánh như lời tự sự mang đậm chất thơ ngọt ngào mà thấm thật lâu. Bằng việc sử dụng ngôi kể đa dạng cùng sự chuyển đổi linh hoạt ngôi kể và điểm nhìn, việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính biểu cảm kết hợp những hình ảnh so sánh đầy thú vị, đúng chất học trò, nhà văn đã mở ra một thế giới tình cảm phong phú, đầy màu sắc nhưng cũng rất gần gũi, tự nhiên của tuổi học trò. Sự kết hợp giọng điệu hài hước, giọng điệu trữ tình và giọng điệu triết lí khiến tác phẩm của ông không chỉ là những cuốn sách mang tính giải trí tạo tiếng cười vui tươi cho độc giả mà còn mang tính giáo dục sâu sắc. Viết về tuổi học trò, Nuyễn Nhật Ánh đã nhìn cuộc sống bằng đôi mắt của chính các em. Bởi vậy, dù là giọng điệu hài hước, giọng điệu trữ tình hay giọng điệu triết lí cũng đều mang đậm màu sắc trẻ thơ. Mỗi câu chuyện như một bản đàn cất lên khúc nhạc về tuổi học học trò với đủ những cung bậc cao thấp, trầm bổng, du dương, sôi nổi khiến độc giả say mê ngây ngất.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Trải qua hơn 30 năm cầm bút với sự sáng tạo miệt mài, bền bỉ như con tằm nhả tơ, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên những sợi tơ mềm mại, lấp lánh diệu kì mà bền chặt, cứ mãi vấn vương trong tâm hồn độc giả. Là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, Nguyễn Nhật Ánh mang đến một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó nhiều tác phẩm đạt được những giải thưởng văn học cao quý. Với sự nghiêm túc trong nghề nghiệp cùng tâm huyết trong từng câu chữ, văn chương Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một cái tên “thương hiệu” khắc sâu trong lòng độc giả, đồng thời khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học đương đại. Sáng tác của ông không chỉ chạm tới trái tim bạn đọc trong nước mà còn vượt qua biên giới và tìm được sự đồng cảm từ những độc giả nước ngoài, trở thành nhịp cầu kết nối tác giả và văn học thiếu nhi Việt Nam với bạn bè thế giới. Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành người giữ lửa cho mảng văn học thiếu nhi, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền văn học nước nhà. Ông luôn được đánh giá là một hiện tượng văn học độc đáo và đặc biệt chưa từng có trong nền văn chương Việt Nam.
2. Nhắc đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh -hoàng tử bé của thế giới trẻ thơ, độc giả sẽ nghĩ ngay đến những câu chuyện xoay quanh lứa tuổi học trò. Có thể nói, tình cảm tuổi học trò là chủ đề chính trong hầu hết các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh. Khi nhận ra mình đã ở quá xa sân ga của tuổi nhỏ, nhà văn đã dùng những trang viết để kéo sân ga ấy lại gần mình, kéo người đọc trở về với thế giới hồn nhiên, vui tươi, trong sáng, đầy mộng mơ của lứa tuổi “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Chỉ bằng những câu chuyện giản dị về gia đình, bạn bè, thầy cô và mái trường, tác giả đã mở ra cả một thế giới tình cảm phong phú, rực rỡ sắc màu nhưng cũng đầy bí ẩn và phức tạp. Đó là tình yêu và sự gắn bó máu thịt với gia đình, nơi luôn ngập tràn tình yêu thương và sẵn sàng bao dung trước mọi lỗi lầm của ta. Đó là tình cảm yêu mến, kính trọng với thầy cô, những người lái đò thầm lặng đã dành cả cuộc đời để đưa những chuyến đò
sang sông. Đó là những tình bạn hồn nhiên, trong trẻo, vô tư nhưng cũng đầy tinh nghịch. Dù có những hiểu lầm, xích mích nhưng sau cùng, đó vẫn là những tình cảm đẹp nhất, chân thành nhất, bền chặt nhất trong cuộc đời mỗi người. Và không thể thiếu những rung động nhẹ nhàng, sâu lắng cùng tình yêu đầu tinh khôi, e ấp như giọt sương mai. Có những ngại ngùng bối rối, có những giận hờn vu vơ, có những ngọt ngào, hạnh phúc, có những buồn đau da diết và có cả những vụng dại thuở yêu đầu. Có những lời yêu chưa kịp nói, có những mối tình vẹn tròn niềm hạnh phúc, nhưng cũng có những tình yêu dang dở day dứt cả cuộc đời. Nguyễn Nhật Ánh luôn thấu hiểu và nâng niu, trân trọng từng cảm xúc dù là nhỏ bé nhất của lứa tuổi học trò. Để rồi, những cung bậc cảm xúc phong phú ấy được ghi lại một cách tinh tế, trở thành miền kí ức sâu thẳm không thể xóa nhòa. Nguyễn Nhật Ánh có lẽ vì thế vẫn luôn là người bạn thân thân thiết của tuổi học trò qua nhiều thế hệ.
3. Tác phẩm viết về tuổi học trò chỉ có thể tồn tại và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả nhỏ khi người viết nhìn cuộc sống bằng đôi mắt của các em và kể lại bằng ngôn ngữ, giọng điệu gần gũi với các em. Không phải nhà văn nào cũng làm được điều này nhưng Nguyễn Nhật Ánh lại thực hiện xuất sắc xứ mệnh ấy. Tác phẩm của ông vừa có nội dung đặc sắc vừa được kể theo cách kể riêng vô cùng độc đáo. Cái hay trong truyện Nguyễn Nhật Ánh không nằm ở những cao trào hay những tình tiết li kì mà nằm ngay trong giọng văn nhẹ nhàng, bảng lảng nhưng lại dễ dàng chạm đến cảm xúc của người đọc. Bên cạnh đó, truyện Nguyễn Nhật Ánh còn lôi cuốn độc giả bởi những tình huống dí dỏm, ngộ nghĩnh thú vị và đúng chất học trò. Sự đan xen linh hoạt giữa các điểm nhìn và ngôi kể của người kể chuyện, hệ thống ngôn từ vừa gần gũi đời thường vừa giàu sức gợi hình gợi cảm cùng sự kết hợp giọng điệu hài hước, giọng điệu trữ tình, giọng điệu triết lí một cách tự nhiên và mang đậm màu sắc trẻ thơ đã tạo nên những câu chuyện vừa dí dỏm, hóm hỉnh vừa có chiều sâu cảm xúc. Đó là sức hấp dẫn
riêng trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh khiến người đọc dù đã gấp lại trang sách vẫn còn vương vấn mãi những dư vị ngọt ngào của một thời áo trắng.
4. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh vừa giàu tính hiện thực vừa mang giá trị giáo dục sâu sắc. Những câu chuyện về tuổi học trò của ông không chỉ mang lại những cảm xúc trong veo, tươi xanh, mát lành của miền kí ức năm nào mà còn trở thành cầu nối yêu thương giữa các thế hệ. Khai thác chủ đề tình cảm của tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ cho người đọc thấy những tình cảm đẹp đẽ, ấm áp, yêu thương mà nhà văn còn nhìn thẳng vào hiện thực và ghi lại một cách chân thực cả những tình cảm thơ dại, bồng bột, những khó khăn thách thức mà tuổi học trò phải đổi mặt cùng những sai lầm, vấp ngã của chúng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Qua đó, nhà văn đưa đến cho người đọc những thông điệp đầy ý nghĩa về tình cảm gia đình, thầy trò, tình bạn và tình yêu học trò. Những câu chuyện tuy bình dị nhưng chân thật như chính cuộc sống đang diễn ra, qua đó dạy học trò biết sống yêu thương, sống trung thực và sống trách nhiệm. Lật giở từng trang sách, mỗi cô cậu học trò có cơ hội tự soi chiếu mình để trân trọng hơn những tình cảm đang có, đồng thời biết hành động một cách đúng đắn, sáng suốt hơn trước những thách thức của cuộc đời. Không những thế, qua mỗi nhân vật học trò, người lớn cũng được hiểu hơn về thế giới trẻ thơ, về những tâm tư tình cảm của con em mình để lựa chọn cách ứng xử phù hợp cũng như biết lắng nghe, sẻ chia, bầu bạn cùng các em. Có lẽ chính giá trị giáo dục sâu sắc đã khiến những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ thu hút độc giả trẻ mà còn là sự lựa chọn đầy tin tưởng của các bậc phụ huynh, đồng thời góp phần tạo nên sức sống lâu bền của văn chương Nguyễn Nhật Ánh trong lòng độc giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thụy Anh (2011), Nguyễn Nhật Ánh vẫn thế, với Lá nằm trong lá, https://tuoitre.vn/nguyen-nhat-anh-van-the-voi-la-nam-trong-la-459194. htm, ngày 7/10/2011
2. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Bàn có năm chỗ ngồi, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Nhật Ánh (2018), Bảy bước tới mùa hè, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Nhật Ánh (2016), Bồ câu không đưa thư, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Nhật Ánh (2017), Cây chuối non đi giày xanh, Nxb Trẻ, TP. Hồ
Chí Minh.
6. Nguyễn Nhật Ánh (2016), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Nhật Ánh (2017), Cô gái đến từ hôm qua, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 8. Nguyễn Nhật Ánh (2019), Lá nằm trong lá, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Mắt biếc, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Nhật Ánh (2017), Ngày xưa có một chuyện tình, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Nhật Ánh (2016), Ngôi trường mọi khi, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Nhật Ánh (2018), Sương khói quê nhà, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nxb Trẻ, TP.
Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Nhật Ánh (2019), Trại hoa vàng, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh 15. Nguyễn Nhật Ánh (2020), Kí ức làm thầy, https://nongnghiep.vn/ky-uc-
lam-thay-d255912.html, ngày 19/1/2020
16. Lại Nguyên Ân (2017), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn Học, Hà Nội 17. Hòa Bình (2016), Nguyễn Nhật Ánh: “Tuổi học trò tôi yêu cả chục cô,
https://plo.vn/van-hoa/nguyen-nhat-anh-tuoi-hoc-tro-toi-yeu-ca-chuc-co- 653168.html, Ngày 18/9/2016.
18. Nguyễn Văn Dân (2001), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Lý Đợi (2007), Hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh, https://vanchuongviet.org, ngày 20/01/2007.
20. Hà Minh Đức (2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ
điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nôi.
23. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thắng (2012), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm dùng cho các trường Đại học Sư phạm và Cao
đẳng Sư phạm, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
24. Trần Thị Huê (2015), “Thế giới tuổi thơ - Tuổi mới lớn trong truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh”, Đề tài nghiên cứu khoa học ngành Văn học Việt Nam, ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
25. Lê Minh Khuê, (2014), Câu chuyện trong vườn, Báo Tiền phong, ngày 06/03/2014.
26. Nguyễn Quang Lập (2010), Tính gây nghiện của văn chương Nguyễn Nhật Ánh, https://quechoablog.wordpress.com/2010/12/08/tinh-gay-nghien-cua- van-chuong-nguyen-nhat-anh/, Ngày 8/12/2010.
27. Lê Phương Liên (1996), “Nguyễn Nhật Ánh và Kính vạn hoa”, Báo tiền
phong ngày 26-09-1996.
28. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt
Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
29. Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
30. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.