Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 86 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm

Viết về thế giới tình cảm phong phú của tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng rất nhiều những từ ngữ trực tiếp gọi tên những cung bậc cảm xúc của các nhân vật. Đó là tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương, gia đình, thầy cô , bạn bè: trái tim không ngừng thổn thức; xúc động, hân hoan khó tả; tấm lòng đầy yêu thương; tôi yêu bà nhất; chúng tôi rất yêu cô; làng quê yêu

dấu,... Đó là những ngại ngùng, e ấp trước những rung động đầu đời: má ửng hồng, đỏ bừng mặt, trống ngực đập thình thịch, thấp thỏm, lúng túng, ngượng ngùng, bối rối, xốn xang, bồi hồi, lâng lâng, bâng khuâng, xôn xao, xấu hổ, mặt nóng ran, xao xuyến khôn tả, nửa như thẹn thùng nửa lại hân hoan, xốn xang

trong dạ,... Đó là nỗi nhớ nhung bồi hồi khi nghĩ về người thương: mơ màng,

nghĩ ngợi vẩn vơ, nhớ nhung, khắc khoải, âu sầu, lòng bồng bềnh, nôn nao khó tả, ngẩn ngơ như người mất hồn, miên man nghĩ ngợi đâu đâu,nhơ da diết, nhớ

cồn cào, thao thức, nhớ nó quá chừng,.. Đó là niềm hạnh phúc, ngây ngất trong

tình yêu đầu: hoan hỉ, lơ lơ lửng lửng, lòng ngập tràn hạnh phúc, cảm giác êm ái tuyệt vời, êm đềm ngây ngất, lòng ngập đầy hoa nở, lòng tôi ngập trong niềm

vui,... Đó là những buồn rầu, đau đớn khi gặp phải những khó khăn, trắc trở:

chìm đắm trong bể sầu, ảo não, suy sụp, buồn xo, trái tim chàng đang vỡ vụn thành từng mảnh, buồn man mác, trái tim tôi cháy thành tro, lòng quặn thắt, xót xa tê dại, cay đắng, nỗi khổ đau tuôn trào như thác, xé nát tim tôi,ngực tôi

lại tức nghẹn, lòng trĩu nặng, vỡ vụn và tan chảy, đau như dao cứa,... Có thể

thấy với hệ thống các từ ngữ gọi tên cảm xúc vô cùng phong phú, nhà văn đã mở ra thế giới tình cảm với những chuyển biến tâm lí phức tạp của tuổi học trò. Có những ngại ngùng, e ấp và cả những hờn giận vu vơ, có những phút giây hạnh phúc ngập tràn nhưng cũng có cả những khổ đau day dứt trong trái tim. Đó là những xúc cảm rất đỗi thiêng liêng và đáng trân trọng của một thời tuổi hoa.

Bên cạnh đó, khi miêu tả những cung bậc cảm xúc đa dạng của tuổi học trò, Nguyễn Nhật Ánh cũng tỏ ra duyên dáng sáng tạo trong cách dùng những so sánh, liên tưởng đầy bất ngờ, mới lạ. (Xem bảng 2,3 tr106 - Phụ lục). Trong “

nằm trong lá”, người kể chuyện “tôi” đã miêu tả cảm xúc của mình khi chở nàng

thơ Thỏ Con đi chơi: “Tôi chở Thỏ Con lượn vòng vèo ngoài đường với vẻ kiêu hãnh của người chở một chiếc tivi đời mới nhằm khoe khoang hơn là biết cách

liên tưởng thú vị khi con tim biết giận hờn: “Khi nãy Khoa giận con nhỏ này, Khoa cứ ngỡ trái tim mình đã hóa thành cục sắt. Nào ngờ nhỏ Trang vừa cất

giọng nũng nịu, cục sắt đó đã bị axit ăn mòn ngay tắp lự” [3; tr.159] Hay nỗi

buồn mênh mang trong trái tim đầy tổn thương của Ngạn: “Tôi làm con cá nhỏ, bơi trong nỗi buồn. Nỗi buồn mênh mông như biển, tôi bơi suốt đêm vẫn chưa ra khỏi. Nhưng tôi vẫn lặng lẽ bơi, ngậm ngùi, cô độc, và thỉnh thoảng quẫy mạnh chiếc đuôi dài làm xuất hiện những đốm bọt màu sữa như những ngôi sao nhỏ.

Có ngôi sao nào tên gọi Hà Lan?” [9; tr.122]. Những hình ảnh so sánh khiến

người đọc hình dung nỗi ân hận đến đau đớn của Thiều khi đánh Tường: “Nỗi ân hận lúc này đã rất giống một chiếc cọc nhọn xuyên từ đỉnh đầu xuống gót

chân tôi, đóng chặt tôi vào sự hoang mang, đờ đẫn” [13; r.276]. Việc sử dụng

những hình ảnh so sánh thú vị đã khiến cho ngôn ngữ trong tác phẩm trở nên giàu hình ảnh, sống động và rất độc đáo. Qua đó góp phần tái hiện thế giới tình cảm đầy màu sắc của tuổi học trò, đồng thời gợi sự hấp dẫn sinh động, trở thành nét nghệ thuật đặc trưng trong phong cách sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)