Ngôn ngữ đời thường đậm chất học trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 88 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ đời thường đậm chất học trò

Truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn phản ánh một cách chân thực và sâu sắc nhất những đặc trưng của tuổi học trò. Và việc sử dụng ngôn ngữ góp phần quan trọng trong việc giúp các nhân vật hiện lên gần gũi, đời thường như chính các em đang sống, đang nghĩ.

Ngôn ngữ đời thường được thể hiện ngay trong cách xưng hô của các nhân vật. Thay vì xưng hô “mình - bạn”, “tớ - cậu” có phần xa cách, các cô cậu học trò thường lựa chọn cách xưng hô “mày - tao” hoặc xưng tên tạo cảm giác gần gũi, thân mật. Người kể chuyện cũng thường đặt trước tên gọi của các nhân vật những đại từ nhân xưng “thằng”, “con” hay “nhỏ” như: thằng Tường, con Mận, con Xin (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh); Thằng Mừng, thằng Bông, nhỏ Trang, nhỏ Đào (Bảy bước tới mùa hè);... Những cách gọi có vẻ suồng sã nhưng lại là ngôn từ quen thuộc, thông dụng trong thế giới học trò, thậm chí còn biểu hiện

cho sự gần gũi, thân thiết, gắn bó giữa các nhân vật. Bên cạnh đó, việc đặt tên các nhân vật gắn với những biệt danh cũng thể hiện sự dung dị, đậm chất học trò. Có thể kể đến một loạt các nhân vật như: Hải cò, Tí sún, Tủn (Cho tôi xin một vé

đi tuổi thơ); Tóc Ngắn, Kiếng Cận, Tóc Bím, Hột Mít, Răng Chuột, Hạt Tiêu,

Bắp Rang, Bảnh Trai, Ria Mép, Cọng Rơm,... (Ngôi trường mọi khi); Phán củi

(Bồ câu không đưa thư); Phú ghẻ (Trại hoa vàng);... Đó là những cách gọi đáng

yêu, tinh nghịch theo đặc điểm nhân vật góp phần tạo một không khí tươi vui, hồn nhiên mà chỉ ở thế giới học trò mới có được.

Trong lời của người kể chuyện,ta cũng bắt gặp rất nhiều ngôn ngữ của cuộc sống đời thường, như lời ăn tiếng nói hàng ngày: ối trời ơi, lộn tùng phèo, lôi xềnh xệch, biết tỏng, chả sung sướng gì, chửi om sòm, lơ tơ mơ, đúng cái khỉ

mốc, yêu cái mốc xì, thích mê tơi, đập loạn xà ngầu, ậm à ậm ừ, mê tít,... Qua

ngôn ngữ đậm chất đời thuờng, các nhân vật như được đời sống hóa, hiện lên một cách dân dã, tự nhiên. Trong ngôn ngữ đối thoại, các nhân vật “hồn nhiên” sử dụng những cụm từ đồng âm - biến âm độc đáo mang đậm phong cách học trò. Ví như: Hệ NTSC - nhớ thương sầu cảm, hệ PAL - phớt anh luôn, hệ SECAM

- sao em chê anh mãi”, yêu nhiều thì ốm, ôm nhiều thì yếu, trồng cây si,... (Bồ

câu không đưa thư) hay cách nói đầy hóm hỉnh của Khoa (Bảy bước tới mùa hè):

món ngạc nhiên xào, món sửng sốt kho, món hoang mang trộn dầu giấm, món

bất ngờ chấm đường. Do xuất phát ban đầu là nhằm hướng đến nhóm đối tượng

đặc trưng khu biệt là lứa tuổi học trò nên các trang viết sử dụng lớp khẩu ngữ “học đường” một cách rất phổ biến, rộng rãi và được các độc giả trẻ hào hứng đón nhận, bởi nó gần gũi, chân thực với thực tế sinh động trong đời sống của các em.

Nguyễn Nhật Ánh còn cho thấy sự am hiểu sâu sắc về thế giới học trò khi đưa vào tác phẩm của mình hệ thống tiếng lóng mà các em tự quy ước và hay nói với nhau. Trong những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, ta thấy bộn bề ngôn ngữ tiếng lóng của giới trẻ học đường. Những tiếng lóng này thường được đưa vào ngoặc kép vì không mang nghĩa trực tiếp mà được hiểu theo nghĩa bóng:

giũa” (phê bình); “chuồn đi” (trốn đi); “ấm đầu” (không bình thường); “phang”

(phê bình); “giọng vặn be sườn” (giọng bắt bẻ); “xực” (ăn); “kết mô đen” (thích);

phớt tỉnh Ăng-lê (không nói chuyện), “bật đèn xanh” (ngầm đồng ý);.... Trước

đây tiếng lóng vốn được xem là thứ ngôn ngữ không lành mạnh, thường gắn với các băng đảng xã hội đen, cờ bạc,... Vì thế nhiều nhà văn xa lánh, không dám sử dụng tiếng lóng trong sáng tác, thậm chí tìm cách triệt tiêu nó. Tuy nhiên, ngày nay tiếng lóng ngày càng được mở rộng và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ. Qua tác phẩm của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã khẳng định tiếng lóng có thể trở thành một phương tiện nghệ thuật hiệu quả. Nó tỏ ra đặc biệt phù hợp với thói quen thưởng thức văn chương và lối sử dụng ngôn ngữ hằng ngày của những độc giả thế hệ mới.

Với hệ thống khẩu ngữ, tiếng lòng, đối thoại được sử dụng, Nguyễn Nhật Ánh đã phản ánh đúng thực trế sử dụng ngôn giao tiếp trong đời sống học trò hiện nay. Nhận xét về sự thành công của Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Trần Đăng Khoa viêt: “Câu chuyện loanh quanh trong một nhóm bạn cụ thể, lại dùng ngôn ngữ, thổ ngữ địa phương, nhưng vẫn chinh phục và mê hoặc được độc giả nhỏ

tuổi ở khắp mọi vùng miền trong cả nước” [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)