Giọng điệu hài hước trẻ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Giọng điệu hài hước trẻ thơ

Giọng điệu hài hước là đặc điểm nổi bật trong các truyện viết về tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh. Và có lẽ, sức hấp dẫn của tác phẩm được tạo nên từ chính những tiếng cười sảng khoái ấy.

Trước hết, tiếng cười hóm hỉnh được bật ra từ những suy nghĩ, hành động hồn nhiên,vô tư của tuổi học trò. Đó là câu chuyện về những dòng tin nhắn hẹn hò với con Tủn mà cu Mùi học được từ chú Nhiên:

Tôi háo hức nhắn cho con Tủn:

“Chiều nay chúng ta lên giường một chút chăng? Buồn ơi là sầu!”

Dĩ nhiên một chú bé tám tuổi thì không thể hiểu nội dung thực sự của mẩu

tin quái ác đó

Để rồi kết quả của việc yêu đương theo kiểu trẻ con học đòi làm người lớn là:

Tôi leo lên giường nằm sấp xuống cho ba tôi đét roi vào mông. Chỉ vì cái tội mà thực ra tôi không hề mắc phải: Mới nứt mắt đã bày đặt lăng nhăng.

Buồn ơi là sầu!”[6; tr.80].

Một tình huống đáng buồn cho cu Mùi nhưng lại khiến người đọc không khỏi bật cười vì sự ngây thơ, trẻ con của cậu. Hay những suy nghĩ của “tôi” về tình yêu của Hòa trong “Lá nằm trong lá”: “Tôi nghĩ một đứa đêm ngủ vẫn đái dầm thì không thể nào mơ mộng đến chuyện yêu đương.(...) tình yêu và tật đái dầm không thể tồn

tại trong một con người được” [8; tr.89]. Một mối liên hệ đầy lạ lùng của tình yêu mà

có lẽ chẳng ai nghĩ được ngoài chàng thi sĩ Cỏ Phong Sương.

Nỗi buồn của chàng trai lần đầu biết yêu lại gặp phải thất bại trong tình trường cũng được miêu tả bằng giọng điệu hài hước. Đó là tình cảnh của Khoa trong “Bảy bước tới mùa hè”: “trái tim chàng đang vỡ vụn thành từng mảnh. Mặt quay về phía nhà bà Chín Ghe, chàng vừa cưỡi chổi vừa hát “Trên chiếc chổi bay này tôi ghét em”. (Ôi, tuổi mười lăm! Chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi mà yêu

thương đã kịp hóa thành thù hận!)” [3; tr.182].

Giọng điệu hài hước được tạo nên bởi những liên tưởng đầy thú vị. Khi có tình yêu, mọi thứ xung quanh đều trở nên thi vị, ngay cả lúc mừng và Đào đang ở cạnh chuồng heo: “Vì nhỏ Đào là tiên nên chuồng heo nhà thằng Bông trong mắt Mừng đã biến thành chốn bồng lai tiên cảnh. Nó và nhỏ Đào hàng ngày trò chuyện giữa mùi phân heo thoang thoảng nhưng với Mừng không có mùi hương

nào trên đời thơm tho ngào ngạt hơn” [3; tr.205]. Những tình cảm mộc mạc, hồn

nhiên của hai bạn nhỏ thật đáng yêu biết mấy.

Sự hài hước trong lời người kể chuyện còn được thể hiện qua những hình ảnh so sánh phóng đại đầy hấp dẫn (Xem bảng 2, tr106 - Phụ lục). Khi thầy Nhãn

(Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) xông vào nhà Thiều tìm chú Đàn, nỗi sợ hãi

của cậu được diễn tả đầy thú vị: “Tôi rúm người lại,tâm trạng lúc đó chẳng khác nào một anh lính nhút nhát đang bị bao vây. Đã thế súng hết đạn, dao găm lại

rơi đâu mất trong khi quân địch loa kèn ầm ĩ, sắp sửa tấn công” [13; tr.91]. Cách

so sánh làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, nó khiến người đọc liên tưởng đến những bộ phim chiến tranh đầy gay cấn.

Tuổi học trò hồn nhiên, tinh nghịch cần lắm những câu chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ, hóm hỉnh để tưới mát tâm hồn. Có thể nói, giọng điệu hài hước, dí dỏm là thứ gia vị không thể thiếu giúp nhà văn tạo nên những món ăn tinh thần vô cùng hấp dẫn, khiến độc giả từ thế hệ này sang thế hệ khác đều say mê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)