Thế giới tình cảm học trò phong phú qua sự kết hợp linh hoạt các điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 82 - 86)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Thế giới tình cảm học trò phong phú qua sự kết hợp linh hoạt các điểm

Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong “Từ điển

thuật ngữ văn học” đã đưa ra khái niệm: “Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó

người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ

thuật nếu không có điểm nhìn” [21; tr.112]. Theo GS Trần Đình Sử, điểm nhìn

trần thuật có thể được phân chia thành 5 loại: điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật; điểm nhìn không gian và thời gian; điểm nhìn bên trong, bên ngoài; điểm nhìn đánh giá tư tưởng,cảm xúc; điểm nhìn ngôn từ. Cũng có quan điểm phân chia điểm nhìn trần thuật theo bình diện tâm lý. Theo giáo trình

Lý luận văn học (GS Phương Lựu chủ biên), có thể phân biệt điểm nhìn trần thuật

thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Với điểm nhìn bên trong người trần thuật thấy đối tượng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật. Còn ở điểm nhìn bên ngoài, chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có khoảng cách nhất định với đối tượng trần thuật. Điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức cốt truyện, cung cấp phương diện để người đọc giải mã nội dung, tư tưởng, thái độ, tình cảm được gửi gắm qua tác phẩm.

Trong sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có sự kết hợp linh hoạt giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện, giúp câu chuyện được hiện lên một cách khách quan và toàn diện.

Với điểm nhìn bên trong, người kể chuyện đã sử dụng góc nhìn tự tri để tự quan sát, đánh giá, bình luận về chính hành động của bản thân. Chuẩn trong

Trại hoa vàng” đã tự nhận xét về mình: “Tôi vốn không phải đứa thông minh

sáng láng. Chơi bời tôi chẳng bằng Cường. Học hành tôi thua Phú ghẻ. (...) Tôi

là một đứa đần độn như vậy...” [14; tr.204]. Thiều trong “Tôi thấy hoa vàng trên

cỏ xanh” nhận ra những rung động của mình trước Xin: “Tới lần thứ một ngàn

nguẩy hờn giận của nó. Nhiều đứa con gái lúc bình thường trông chẳng có gì

đặc biệt nhưng không hiểu sao khi giận dỗi nom chúng đáng yêu quá chừng

[13; tr.78]. Đăng trong “Cây chuối non đi giày xanh” đã có những chiêm nghiệm về tình cảm của mình với nhỏ Thắm: “Dĩ nhiên tôi biết tôi thích nhỏ Thắm nhiều hơn bất cứ một đứa con gái nào khác. Nhưng thích hẳn là khác với yêu.(...)“Thích một người nào đó, ta muốn kết bạn với họ. Còn yêu, ta muốn kết hôn”. Tôi chưa bao giờ bắt gặp trong đầu mình ý nghĩ lớn lên sẽ lấy nhỏ Thắm làm vợ(...) Chuyện vợ chồng chỉ nghĩ tới thôi tôi đã thấy buồn cười. Thấy giống như mình cố nhón chân lên để với tay đánh cắp những thứ người lớn cất trên

đầu tủ - những thứ không dành cho trẻ con” [5; tr.220-221].

Sử dụng điểm nhìn bên trong, tác giả miêu tả một cách chân thật, tinh tế và sâu sắc những suy nghĩ, cảm xúc trong tâm hồn nhân vật. Đó là cảm xúc hân hoan khi được đi chơi với người thương của Vinh (Ngày xưa có một chuyện tình):

Lần đầu tiên đi chơi với miền, lòng tôi nôn nao khó tả. Một cảm xúc lạ lùng pha

trộn giữa hân hoan, thấp thỏm và bồi hồi lèn chặt trái tim tôi” [10; tr.59]. Hay

những day dứt của Phúc khi nhận ra tình cảm với Miền: “Vinh không một lời nào trách tôi và Miền nhưng sự câm nín của nó lại làm cho trái tim tôi bị trầy xước ít nhiều. Điều đó khiến tôi không cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn khi ở bên Miền. Tôi luôn bắt gặp mình dằn vặt với câu hỏi: Phải chăng tôi đang phản bội đứa

bạn thân nhất của mình?” [10; tr.118]. Đó là niềm hạnh phúc của Đăng (Cây

chuối non đi giày xanh) khi được ngồi cạnh nhỏ Thắm bên bờ suối: “Lần đầu

tiên trong đời tôi nhận ra trong đầu tôi khôn chứa một ý nghĩ nào rõ rệt. Đầu óc tôi cứ bềnh bồng lơ lửng như quả bóng bay.(...) Có phải khi hạnh phúc quá mức,

con người ta không thể nghĩ ngợi được gì?” [5; tr.295]. Điểm nhìn bên trong góp

phần bộc lộ thế giới tình cảm vô cùng phong phú của lứa tuổi học trò, đồng thời giúp ta thấy suy nghĩ, tính cách nhân vật một cách rõ ràng và chân thực nhất.

Sự mô tả quan sát từ bên ngoài chính là điểm nhìn bên ngoài. Với ngôi kể thứ ba, người kể chuyện đứng bên ngoài câu chuyện để đánh giá, miêu tả cảm xúc của các nhân vật. Trong “Bồ câu không đưa thư”, người kể chuyện dùng

điểm nhìn bên ngoài để đánh giá về Phán: “Một phần vì Phán có vẻ già dặn so với các bạn cùng lớp nhưng phần khác, quan trọng hơn, Phán trông quê kiểng, cục mịch.(...) Nếu đem so với chàng lớp trưởng hào hoa phong nhã Hoàng Hòa,

Phán chẳng khác nào một canh chàng nông dân lên phố... mua máy cày” [7;

tr.41-42]. Trong “Bảy bước tới mùa hè”, tác giả dùng điểm nhìn bên ngoài để miêu tả hành động tỏ tình của Khoa: “chàng phù thủy bạo dạn và lãng mạn của

chúng ta cứ kẹp cứng lấy cây chổi mà buông ra những lời nhăng nhít” [3; tr.8].

Ở lối kể chuyện này, người kể giữ một khoảng cách với nhân vật, để từ đó tính cách các nhân vật được miêu tả một cách khách quan.

Điểm nhìn bên ngoài không chỉ xuất hiện ở ngôi kể thứ ba mà còn được sử dụng ở ngôi kể thứ nhất. Điểm nhìn bên ngoài trong cái nhìn của “tôi” chính là sự suy nghĩ, đánh giá của nhân vật về những nhân vật khác. Khi ấy, người kể chuyện thường sử dụng các từ như “chắc là”, “có lẽ”, “hình như”,... “Câu nói

của thằng Sơn khiến nhỏ Duyên rung người một cái. Có lẽ một cảm xúc gì đó

vừa bùng nổ trong nó khiến nó như đột ngột rơi thẳng vào một tâm trạng không

rõ là tốt hay xấu nhưng chắc chắn là rất mãnh liệt” [8; tr.228]. Hay “Cẩm Phô

có lẽ cũng cùng tâm trạng như tôi. Nghĩa là nó cũng cảm thấy vui thích khi được

ngồi bên tôi, nhìn thấy tôi và nghe tôi nói” [14; tr.154]. Đây là điểm nhìn bên

ngoài của người kể chuyện có khả năng thấu hiểu sự việc.

Ngôi kể thứ nhất thường thể hiện những cảm nhận, đánh giá mang tính chủ quan của người kể chuyện, do đó việc sử dụng điểm nhìn bên ngoài đã góp phần khắc phục những hạn chế của ngôi kể. Điểm nhìn bên ngoài không chỉ là sự đánh giá của “tôi” về nhân vật khác mà còn là sự phỏng đoán những suy nghĩ của các nhân vật khác về “tôi”. Thi sĩ Cỏ Phong Sương lí giải về sự xúc động của nàng thơ Thỏ Con: “Thỏ con không biết điều đó. Chắc nó tưởng tôi thao thức suốt đêm làm thơ cho nó nên hôm sau đọc thấy bài thơ trong cuốn sổ các-nê, mắt nó

rưng rưng” [8; tr.247]. Hay Thiều sau những ghen tị vì không được chú Đàn nhờ

lý giải: “Ba chị Vinh là thầy Nhãn, thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi, chú Đàn không

nhờ tôi có lẽ sợ tôi khiếp vía thầy sẽ làm hỏng việc” [13; tr.68]. Sự lí giải dựa trên

trường nhìn nhân vật ấy đã giúp câu chuyện thêm phần hấp dẫn và giúp người kể chuyện có những cái nhìn khách quan hơn.

Trong tác phẩm truyện đương đại, ít có tác phẩm được sử dụng đơn nhất một điểm nhìn, mà có nhiều điểm nhìn luân phiên nhau và có sự dịch chuyển. Ở đó góc nhìn, trường quan sát của người kể chuyện không cố định mà luôn thay đổi theo mọi chiều kích: xa - gần, quá khứ - hiện tại, chủ quan - khách quan, bên ngoài và bên trong nhân vật… làm tăng sự linh hoạt trong tiếp nhận và tính đa nghĩa của tác phẩm. Trong “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, người kể chuyện đã có sự dịch chuyển điểm nhìn rất linh hoạt. Người kể chuyện xưng “tôi” đã dùng điểm nhìn trẻ thơ kể câu chuyện của mình - cu Mùi lúc tám tuổi, sau đó lại dùng điểm nhìn trưởng thành để đánh giá, đưa ra triết lí chiêm nghiệm. Cùng một sự việc nhưng với điểm nhìn khác nhau, sự đánh giá về sự việc ấy lại khác nhau. Đó là cách nhìn nhận của trẻ thơ và người trưởng thành về sự lặp lại trong cuộc sống. “Đơn giản là ngày nào cũng giống như ngày nào. Một ngày như mọi ngày như người ta vẫn nói. Và vì thế cuộc sống với tôi thật là đơn điệu, nếu sự lặp đi lặp lại là biểu hiện chính xác nhất và rõ rệt nhất của sự đơn điệu. Mãi về sau này, tôi mới khám phá ra còn có cách nhìn khác về sự lặp đi lặp lại. Người ta

gọi nó là sự ổn định” [6; tr.27]. Sự dịch chuyển điểm nhìn trong tác phẩm khiến

mọi chuyện luôn được soi chiếu giữa hai quan điểm của người lớn và trẻ thơ tạo cho câu chuyện tính khách quan và đem đến cho người đọc những cái nhìn đa dạng. Trong “Cô gái đến từ hôm qua”, người kể chuyện cũng đã kể câu chuyện theo hai điểm nhìn khi còn bé và khi đã trưởng thành. Tuy nhiên ở đây không có sự đánh giá chiêm nghiệm hay bình luận đưa ra triết lí mà chỉ là sự so sánh hành động của trẻ con và tuổi mới lớn. “Hồi nhỏ tôi khác xa bây giờ. Nói một cách khác, hồi nhỏ tôi ngon lành hơn bây giờ nhiều. Hồi đó,muốn chơi với đứa con

gái nào, tôi làm quen một cái rụp, gọn ơ. Chỉ có sau này, khi lớn lên, tôi mới mắc

cái tật lóng nga lóng ngóng trước phụ nữ” [7; tr.5]. Nếu lúc còn bé Thư có thể

dễ dàng bắt nạt và sai khiến cô bạn hàng xóm Tiểu Li thì khi lớn lên Thư luôn khổ sở vì bị Việt An, cô bạn học cùng lớp mà cậu thầm thương trộm nhớ "quay như quay dế". Điểm nhìn của Thư từ hiện tại về quá khứ rồi lại ở hiện tại. Quá khứ và hiện tại cứ đan xen vào nhau khiến cho câu chuyện trở nên thú vị.

Việc sử dụng kết hợp đan xen giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài cùng sự dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt đã góp phần tạo nên một bức tranh về tuổi học trò vừa gần gũi bình dị vừa đặc sắc, lôi cuốn người đọc từ những trang sách đầu tiên cho đến khi gấp lại cuốn sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)