Giọng điệu trữ tình trẻ thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 93 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Giọng điệu trữ tình trẻ thơ

Tuổi học trò không chỉ hồn nhiên, tinh nghịch mà đã bắt đầu biết suy tư trăn trở về tình bạn,tình yêu, về tương lai phía trước. Viết về những cảm xúc ấy, Nguyễn nhật Ánh lựa chọn giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng.

Giọng điệu trữ tình được tác giả dành để gợi nhớ về một miền kí ức đẹp đã qua. Đó là nỗi nhớ tha thiết về làng quê yêu dấu của Ngạn trong “Mắt biếc”:

Không ai bắt tôi phải hoài vọng kỷ niệm. Không ai bắt tôi phải nhớ da diết cái

làng nhỏ xa xăm của mình mỗi khi chiều xuống. Không ai bắt tôi đêm nào cũng phải mơ thấy bóng trăng tuổi thơ treo lơ lửng trên đường làng và rơi từng giọt

vàng xuống giàn hoa thiên lý” [13; tr.126]. Hay dòng hồi tưởng của nhân vật

“tôi” trong “Lá nằm trong lá” về những kỉ niệm đẹp với cô giáo cũ: “Bây giờ hồi tưởng lại, tôi không nhớ rõ các cô giáo và bọn học trò đã nói với nhau những gì trong buổi tối tuyệt vời đó. Nhưng tôi nhớ như in thứ ánh sáng mỡ màng,mông lung và huyền hoặc tráng lên mọi vật, kể cả các gương mặt quanh tôi,khiến đôi

lúc tôi có cảm giác tôi đang lạc vào một nơi nào đó rất xa nơi tôi đang sống” [8;

tr.26]. Qua dòng hồi tưởng ấy, người đọc như đắm chìm trong những cảm xúc êm đềm, dịu ngọt,trong trẻo của nhân vật. Và có lẽ, phải có một trái tim đa cảm, luôn nâng niu, chắt chiu từng kỉ niệm mới có thể khơi gợi ở người đọc những cảm xúc như thế.

Giọng điệu trữ tình không chỉ gợi nhớ về miền kí ức đã qua mà còn góp phần bộc lộ những cảm xúc ngọt ngào ở hiện tại. Đó là chút hạnh phúc bình dị trong những rung động của tình yêu. Chỉ cần được đi bên cạnh Hà Lan, Ngạn đã thấy lòng thơ thẩn, bồi hồi. “Tôi đạp xe bên cạnh Hà Lan, đường dài bốn cây số mà lòng sao nhẹ nhõm. Tôi tưởng như mình đang trôi lững lờ giữa làng quê yêu dấu. Tôi như cảm nhận được cùng một lúc tiếng vọng của đất đai, lời thì thầm

của kỷ niệm và nỗi xôn xao của tình yêu thời mới lớn. Và trái tim tôi run lên

trong một cảm xúc hân hoan không thể giãi bày” [13; tr.80].

Nhưng giọng điệu trữ tình suy tư trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh lại thường phảng phất nỗi buồn nhiều hơn. Đó là những lưu luyến, bâng khuâng của Thục trong giờ phút chia tay mái trường, chia tay những rung động của một thời áo trắng: “Ngày mai khi bước ra khỏi mùa hè rực rỡ và hiu quạnh đang đợi chờ, Thục sẽ vĩnh viễn bỏ lại sau lưng mình quãng đời học trò áo trắng. Và trên chặng đường thênh thang sắp tới, mãi mãi sẽ trống vắng một bóng người thầm lặng đi bên cạnh Thục. Phong Khê rồi sẽ chẳng bao giờ là kinh đô của Thục Phán như anh đã một lần mơ ước. Phong Khê phải về bên mẹ già sớm khuya trông nom, thay mộng ước sinh viên bằng những ngày lam lũ. Chỉ còn Xuyến, Thục, Cúc

Hương và những bạn bè may mắn hơn đi tiếp quãng đường dài” [7; tr.175]. Đó

là nỗi buồn day dứt trong mối tình đơn phương của Ngạn: “Tôi gửi tình yêu cho mùa hè, nhưng mùa hè không giữ nổi. Mùa hè chỉ biết ra hoa phượng đỏ sân trường và tiếng ve nỉ non trong lá. Mùa hè ngây ngô, giống như tôi vậy. Nó chẳng làm được những điều tôi kí thác. Nó để Hà Lan đốt tôi, đốt rụi. Trái tim tôi cháy

thành tro, rơi vãi trên đường về” [9; tr.120].

Có thể thấy, giọng điệu trữ tình được tạo nên bởi lời văn nhẹ nhàng, sâu lắng cùng những hình ảnh so sánh vừa gần gũi vừa vô cùng trong sáng, lãng mạn, cảm xúc, đầy sức gợi (Xem bảng 3, tr119 - Phụ lục). Và còn một yếu tố cũng góp phần làm nên chất trữ tình trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh chính là những bài thơ đan xen trong mỗi câu chuyện. Những vần thơ, câu hát cất lên hay chính là tiếng lòng của những cậu học trò nhỏ. Đó là những tình cảm trong veo, hồn nhiên của chàng thi sĩ Cỏ Phong Sương được các bạn chọn làm tuyên ngôn về niềm tin trong tình yêu: “Tình anh như lá/ Reo vui mỗi ngày/ Có chim về hót/

Trong lòng sớm mai/ Mai này lá rụng/ Là mùa thu phai?/ Không,tình yêu vẫn/Âm

thầm trong cây/ Khi mùa xuân đến/ Tình anh lại đầy/ Lá nằm trong lá/ Tay nằm

trong tay” [8; tr.246]. Đó còn là câu hỏi đầy da diết của Ngạn khi Hà Lan sắp rời

hộ chút tình yêu/ Khi chia xa/Vẫn nhớ ngày gặp lại/ Lúc ấy/ Em có là cô gái/ Đốt

tôi bằng ngọn lửa/ Của riêng em?” [9; tr.91].

Với giọng điệu trữ tình, mỗi trang văn như những trang thơ thấm đẫm cảm xúc. Ở đó, ta thấy những mơ mộng, lãng mạn, những hoài niệm nhuốm màu thời gian, những suy tư, trăn trở và cả những dằn vặt đau đớn. Tác giả đã để người đọc sống với những cảm xúc chân thật nhất của tuổi học trò để rồi nhận rằng, tuổi học trò không chỉ là những hồn nhiên vô tư, mà đã có cả những nỗi niềm riêng trong tâm hồn, tuổi học trò không mãi là trẻ thơ mà sẽ đến lúc trưởng thành. Và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn là người thấu hiểu, yêu thương và trân trọng tất cả những xúc cảm ấy của tuổi học trò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)