Tình cảm yêu mến, kính trọng và gắn bó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 46 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Tình cảm yêu mến, kính trọng và gắn bó

Ai trong đời cũng trải qua tuổi học trò hoa mộng, cũng đều có những người thầy, người cô đặc biệt của riêng mình. Có thể đó là cô giáo đầu tiên, cũng có thể là người thầy cuối cùng của đời học sinh. Có thể là cô giáo có giọng nói hiền hậu và rất có thể là một người thầy nghiêm khắc… Và kỷ niệm về thầy cô bao giờ cũng là những kỷ niệm thiêng liêng nhất.

Tuổi học trò, dù là bậc tiểu học hay trung học cũng luôn có nhu cầu được thầy cô tôn trọng, gần gũi, chia sẻ. Bởi vậy, nếu thầy cô hiểu được tâm lý của học trò, tôn trọng cá tính và sự phát triển của các em sẽ nhận được tình cảm yêu mến và trở thành người bạn tin cậy của các em. Trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, hình ảnh các cô giáo bao giờ cũng dịu dàng, tình cảm và thấu hiểu học trò. Có lẽ vì thế mà các nhân vật học trò của ông thường cảm thấy gần gũi, thân thiết với các cô nhiều hơn. Cô Thung trong “Mắt biếc” là cô giáo dạy Ngạn hồi lớp ba, với giọng nói nhỏ nhẹ, cử chỉ dịu dàng, âu yếm cô được những học trò trong lớp rất yêu mến và thường giành giật để được đi rót nước cho cô. Ngạn luôn tự hào khi được cô chọn trong sự ghen tị của tụi bạn. Nguyễn Nhật Ánh rất hiểu tâm lí của những học trò nhỏ, “được giúp đỡ và làm vui lòng thầy cô, dù là đi bắt nhái cho thầy Cải hay đi rót nước cho cô Thung, đối với bọn học trò chúng tôi là một

hạnh phúc và là một vinh dự tột bậc” [9; tr.38]. Cô Hiền và cô Mùi trong “

nằm trong lá” là hai cô giáo trẻ vui tính, thân thiện và tâm lí với học trò. Có lẽ

do sự cách biệt về tuổi tác không nhiều nên hai cô luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ, tôn trọng sở thích của các em và khích lệ các em phát huy năng lực của mình. Đặc biệt, cả cô Mười và cô Hiền đều là độc giả trung thành của bút nhóm học trò Mặt Trời Khuya. Cũng nhờ sự ủng hộ, khích lệ của cô mà các chàng thi sĩ, văn nhân có thêm sự tự tin để theo đuổi đam mê, phát triển năng khiếu văn chương của mình. Và chính sự đồng điệu trong tâm hồn ấy đã khiến các bạn nhỏ trong

bút nhóm luôn cảm thấy yêu mến, thân thiết và muốn chia sẻ với cô mọi điều.

Bọn tôi thân thiết với cô Hiền (và cô Mười) trước hết để tẩy xóa mặc cảm tội

lỗi khi đồng lòng ghét bỏ môn sinh vật của cô, sau nữa vì cô xem tụi tôi như những nhà thơ xứng đáng để cô kết bạn chứ không phải là những đứa học trò hỉ

mũi chưa sạch” [8; tr.31]. Tình cảm thầy trò giữa hai cô giáo với các học trò nhỏ

dường như còn phảng phất tình chị em lẫn tình bạn bè. Mãi tận sau này, khi đã trưởng thành, trong kí ức những cậu học trò nhỏ vẫn còn nhớ mãi cảm giác êm ái và thi vị những đêm trăng cô trò cùng đi dạo xuôi chợ Hà Lam, dọc theo những cánh đồng lúa và trò chuyện trên cầu Hà Kiều trong thoang thoảng hương sen.

Thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn như những người cha, người mẹ thứ hai luôn âm thầm lặng lẽ dõi theo từng bước đi của học trò, nâng đỡ, bao dung khi chúng mắc phải những sai lầm ngây ngô và dại khờ. Chính điều đó đã giúp những cô cậu học trò trưởng thành và biết sống yêu thương nhiều hơn. Những nhân vật học trò trong truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng có những lúc lười học, nghịch ngợm, bướng bỉnh khiến thầy cô phải phiền lòng, cũng từng ấm ức, khóc tức tưởi trước sự nghiêm khắc của thầy cô nhưng rồi chính tình yêu thương, sự quan tâm của thầy cô đã giúp chúng hiểu ra và trân trọng hơn những quan tâm lo lắng của thầy cô. Đăng trong “Cây chuối non đi giày xanh” đã từng tủi thân, ấm ức, xấu hổ khi bị cô Sa phạt ra sân nhặt rác vì tội không học bài, trong mắt cậu trò nhỏ lúc ấy, cô Sa chẳng khác nào một mụ phù thủy độc ác. Thậm chí, cậu đã hả hê khi thầy hiệu trưởng biết được việc đó còn cô Sa không dám phạt cậu nữa. Thế nhưng khi thấy cô Sa khóc, khi nghe cô cô Sa tâm sự về gia đình mình, Đăng đã hiểu được nỗi lòng của cô và cậu nhận ra đằng sau sự nghiêm khắc ấy là bao trăn trở, lo âu. Cậu hiểu rằng cô Sa thường phạt mình không phải vì ghét mình mà vì cô coi cậu như con trai và muốn cậu chăm chỉ hơn để trở thành một học trò ngoan. Cảm giác ăn năn, day dứt đâm chồi trong lòng cậu khiến cậu nghẹn ngào. Cái cách cô gọi Đăng là con đầy trìu mến, cách cô chấp nhận điều kiện khó hiểu của Đăng một cách vui vẻ đã giúp cậu cảm nhận

được tình yêu thương của cô với mình. “Hai ngón tay út móc vào nhau thay cho lời cam kết. Cô cam kết cô sẽ không tô môi son. Tôi cam kết tôi sẽ thuộc bài. Bất giác tôi nhoẻn miệng cười, nụ cười đầu tiên kể từ khi tôi đặt chân vào phòng

giáo viên, và vui vẻ chìa ngón tay út ra” [5; tr.31]. Lòng Đăng nhẹ nhõm, vui vẻ,

bí mật giữa Đăng và cô Sa khiến cậu thấy yêu mến và gần gũi với cô hơn. Mỗi thầy cô chỉ đồng hành với học trò trên một đoạn đường ngắn nhưng cũng đủ để học trò thấy yêu thương và gắn bó. Càng gắn bó với thầy cô bao nhiêu thì ngày chia xa chúng lại càng lưu luyến bấy nhiêu. Gặp cô Hiền và cô Mười

(Lá nằm trong lá) đúng lúc các cô đang thu dọn đồ để về thành phố nghỉ hè, hai

cậu học trò không khỏi buồn bã, u sầu và khi nghĩ đến việc không được gặp lại hai cô nữa, lòng chúng bất giác se lại. “Tôi bất giác chạnh lòng và trong một lúc tôi không thể nào rời mắt khỏi lọ hoa trên bàn như bị nhành phượng đỏ thôi miên, lòng không biết hướng cảm xúc của mình vào đâu (...). Căn phòng trọ Xuân Lan Đường tối hôm đó như nhuộm một màu xa vắng và mọi gương mặt như được

đẽo từ những khối sầu” [8; tr.183]. Ngày chia tay cô Sa lên cấp hai, trong lòng

Đăng (Cây chuối non đi giày xanh) cũng không khỏi bồi hồi, lưu luyến. “Ngày từ giã trường tiểu học, tôi nửa vui nửa buồn. Vui vì từ nay tôi đã là học sinh trung học... Buồn vì tôi phải rời xa ngôi trường quen thuộc, xa thầy hiệu trưởng hiền lành, xa cô Sa thương tôi như con. Hôm liên hoan bế giảng, tôi cầm tay cô

Sa khóc như mưa”[5; tr.84-85]. Và cho mãi đến sau này, khi đã trưởng thành,

hình ảnh cô Sa cùng tình cảm yêu thương gắn bó với cô vẫn vẹn nguyên trong trái tim cậu học trò nhỏ năm nào.

Dõi theo những câu chuyện học trò, cảm nhận được tình cảm thầy trò thiêng liêng của các nhân vật, người đọc như được sống lại với kí ức về những người thầy người cô đáng kính trong cuộc đời mình. Có lẽ, mái trường và thầy cô là một mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc đời mỗi học trò và dù có đi đến đâu, thời gian có trôi qua nhiều biết mấy, phủ bụi và xóa nhòa đi tất cả thì tình cảm dành cho mái trường và thầy cô vẫn luôn đong đầy và trọn vẹn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)