Tình bạ n nơi tin cậy và sẻ chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 52 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Tình bạ n nơi tin cậy và sẻ chia

Nhớ về tuổi học trò là nhớ về biết bao kỉ niệm, có niềm vui và cả nỗi buồn, có những nụ cười và cả những giọt nước mắt. Và trong từng kỉ niệm ấy, luôn có sự hiên hữu của tình bạn. Tình bạn học trò là một thứ tình cảm đẹp đẽ, nhẹ nhàng, trong sáng như ánh nắng ban mai mà mỗi người đều không thể thiếu trong cuộc đời. Bởi vậy, trong 12 tác phẩm được khảo sát của Nguyễn Nhật Ánh, hầu như mỗi nhân vật (92/119 nhân vật học trò) đều có tình bạn của riêng mình. Những câu chuyện như những thước phim sống động và sắc nét về tuổi học trò, về những tình bạn chân thành để ta thấy thêm yêu, thêm nâng niu, trân trọng.

Ở tuổi học trò, tình bạn là một tình cảm thiêng liêng và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống các em. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành và tin tưởng, là nơi các em có thể giãi bày tâm sự, chia sẻ những băn khoăn trong lòng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là câu chuyện xoay quanh bốn bạn nhỏ Cu Mùi, Hải Cò, Tí Sún và Tủn. Những đứa trẻ đã tự tạo cho mình một thế giới riêng mà ở đó chúng có thể thoải mái thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Tình bạn hồn nhiên, trong sáng của chúng gắn với những trò chơi đầy thú vị: thay phiên nhau đóng vai vợ chồng để tạo nên một gia đình

lý tưởng như trong suy nghĩ, cùng nhau làm cuộc cách mạng đặt tên lại thế giới, cùng xới tung cả khu vườn để truy tìm kho báu, cùng nhau chăm sóc và huấn luyện những chú chó hoang,...Và thậm chí, chúng còn tự mở một phiên tòa xét xử người lớn, đóng vai làm ba mẹ của nhau để nói lên hết những suy nghĩ, những điều chúng thấy người lớn bất công và sai phạm. Những trò chơi tưởng chừng như ngây ngô khiến ta không khỏi bật cười chính là cách để chúng giãi bày những suy nghĩ, những điều lo lắng hay cả những ấm ức trong lòng và ttìm được sự lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm. Chính tình bạn hồn nhiên, vô tư đã giúp tuổi thơ của Cu Mùi, Hải Cò,Tí Sún và Tủn trở nên trong trẻo, đẹp đẽ và tràn đầy kỉ niệm. Khoa và Mừng trong “Bảy bước tới mùa hè” có thể tin tưởng, chia sẻ với nhau mọi tâm tư trong lòng, từ những rung động trong trái tim đến những thất bại trong hành trình chinh phục trái tim các cô gái. Khi biết “thằng Ninh” chính là kẻ tố cáo bức tranh Khoa vẽ với Thầy Tám khiến khoa phải chịu một trận đòn ê chề trước lớp và nhất là mất điểm thê thảm trong mắt người thương, Mừng sẵn sàng lên kế hoạch giả làm tướng cướp để trả thù cho Khoa. Rồi khi sự việc bại lộ, Khoa lại sẵn sàng chịu tội một mình mà không khai ra Mừng khiến cậu bạn cảm kích vô cùng. “Tự nhiên Mừng biết ơn Khoa quá. Trước nay vẫn thân thiết với Khoa nhưng chưa bao giờ Mừng nghĩ Khoa cao thượng đến thế.

Khoa đúng là người bạn tốt nhất trên đời. Càng nghĩ, Mừng càng cảm động” [3;

tr.113].

Tình bạn tuổi học trò được hình thành trên cơ sở cùng học tập, cùng sinh hoạt, cùng có hứng thú, sở thích như nhau... Trong suốt quãng đời học sinh, ta sẽ có rất nhiều những người bạn nhưng tình bạn chỉ thực sự bền chặt khi có sự thấu hiểu, đồng cảm yêu thương nhau. “Lá nằm trong lá” là câu chuyện xoay quanh tình bạn của những cậu học trò cùng có chung niềm yêu thích thơ ca. Ở đó, ta không chỉ bắt gặp những trò nghịch ngợm hồn nhiên của năm cậu nhóc ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng hoài bão thì cao đầy như núi mà còn xúc động

lớp, viết văn rất hay và ngay lâp tức được bốn chàng thi sĩ Cỏ Phong Sương, Lãnh Nguyệt Hàn, Hận Thế Nhân, Trầm Mặc Tử kết nạp vào bút nhóm Mặt Trời Khuya với bút danh Mã Phú. Những ngày đầu, Lợi rụt rè và không tuân thủ đúng những quy tắc của bút nhóm khiến các chàng thi sĩ rất bực vì cho rằng cậu không hòa đồng với mọi người. Nhưng mọi hiểu lầm đã được hóa giải khi Sơn và “tôi” đến nhà Lợi, bắt gặp Lợi đang làm việc cực nhọc dưới trời nắng chang chang. Biết được hoàn cảnh đáng thương của Lợi các chàng trai cũng thấy u buồn và thương cho bạn mình. “Bữa đó trên đường về, tôi và thằng Sơn buồn thỉu buồn

thiu. Chẳng đứa nào ngờ văn sĩ Mã Phú lừng danh khi về nhà lại vất vả đến vậy

[8; tr.157]. Hai anh chàng thi sĩ đã dặn lòng không nhắc đến hiện thực về cuộc sống của Lợi để nó không phải khó xử nhưng nỗi xót xa, thương cảm cứ bám lấy tâm hồn chúng. “Đã mấy lần tôi tính mở miệng nói với Sơn về thằng Lợi, rằng thằng Lợi khổ quá mày há, rằng tội nó ghê mày há, đại loại những câu như vậy, nhưng cuối cùng tôi cố nén những lời thương cảm đó lại vì càng nói thì càng giống như tôi đang trố mắt nhìn vào số phận của thằng Lợi mà như vậy thì thiệt

là xót ruột” [8; tr.158]. Và rồi chính Sơn đã không cầm lòng được mà lên tiếng:

Phận mồ côi khổ lắm tụi mày ạ. Thằng Lợi không sung sướng như tụi mình đâu

[8; tr.159]. Những chàng trai tưởng như rất vô tư thực ra lại rất biết suy nghĩ cho bạn bè, biết giúp đỡ nhau, che chở cho nhau. Ba cô gái Thục, Xuyến, Cúc Hương trong “Bồ câu không đưa thư” là những cô nàng vô tư, tinh nghịch nhưng cũng rất đa cảm trước nỗi đau của Phán Củi khi cha cậu qua đời. “Đang cười cười nói nói, ba cô gái lập tức im bặt. Trước nỗi mất mát lớn lao của Phán, Xuyến và

Thục tự nhiên cảm thấy lòng mình se lại” [4; tr.130]. Sau khi cha qua đời, Phán

không thể tiếp tục học cùng các bạn và học tiếp lên đại học nữa, cậu phải từ bỏ những ước mơ để về quê kiếm một công việc làm và chăm sóc mẹ. Ba cô nàng thường ngày vẫn hay trêu đùa sự quê mùa, chất phác, cục mịch của Phán khi đã hiểu hoàn cảnh của cậu, bỗng thấy lòng ngậm ngùi cảm thương cho số phận

không may của người bạn học. Lúc chia tay Phán, bao nỗi xúc động rưng rưng cứ dâng trào và vương vấn mãi trong tâm hồn ba cô bạn gái.

Tình bạn là một món quà quý giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi người. Khi chúng ta ở bên những người bạn tốt cũng giống như có được một cuốn sách hay, sẽ học được thêm nhiều điều bổ ích và kinh nghiệm sống quý giá. Một người bạn chân thành sẽ giúp ta vươn lên trong học tập, cùng nhau tiến bộ và đạt được những mơ ước. “Bàn có năm chỗ ngồi” là câu chuyện xoay quanh tình bạn tuổi học trò giữa năm người bạn chung lớp, chung tổ và cùng ngồi chung bàn: Huy, Bảy, Hiền, Quang và Đại. Mặc dù mỗi người một tính cách, mỗi người một hoàn cảnh riêng nhưng chúng đều có điểm chung là giàu lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi mọi người, ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến. Nhờ đó, năm người bạn đã cùng nhau vượt qua những khó khăn, vượt qua những giới hạn của bản thân để thay đổi, để bứt phá và vươn lên. Huy là một cậu bé tinh nghịch, có phần lười biếng, cực kì “căm ghét” môn toán nhưng lại có lòng say mê môn văn và trở thành một học sinh giỏi văn nhất lớp. Huy đã nghĩ ra nhiều phương pháp hiệu quả để giúp Bảy và Quang tiến bộ môn văn như làm sổ tay văn học hay làm bài thơ ngữ pháp để Bảy và Quang dễ nhớ và nắm chắc hơn những kiến thức khó. Kết quả hai cậu bạn tiến bộ rõ rệt. “Trong số những học sinh bị kêu lên bảng đặt câu hôm đó, Quang là đứa duy nhất làm đúng hoàn toàn. Và lần đầu tiên kể từ khi cha sinh mẹ đẻ, nó đạt được điểm mười môn ngữ pháp. Khi nghe thầy Dân hô điểm, nó cảm động đến rưng rưng nước mắt và bất giác nắm lấy tay tôi” [2; tr.112]. Không những vậy, bài thơ của Huy còn trở thành một sáng kiến được lan tỏa rộng rãi đến các bạn trong lớp và trong trường. Ngược lại, Bảy trở thành một thầy giáo vừa nghiêm khắc, vừa tận tình giúp Huy và Quang học toán. “ vốn là đứa dễ tính, hay nể chiều bạn bè, vậy mà khi kèm toán, nó trở nên cứng rắn

không chịu được” [2; tr.124]. Bảy chuyển những công thức rắc rối, khó nhớ thành

những kí hiệu để Huy dễ học, Huy lại tiếp tục “chế biến” các kí hiệu cứng đơ thành ngôn ngữ sống động, đầy hình ảnh. Nhờ sự kèm cặp của Bảy, Huy và

Quang đã tìm ra chiếc chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa toán học. Quang chẳng giỏi văn, cũng chẳng giỏi toán nhưng cậu lại là nhà sinh vật học thông thái với những kiến thức khiến Huy và các bạn phải ngạc nhiên, nể phục. Bên cạnh nhóm học tập “ba bạn cùng tiến”, Đại là là thủ lĩnh của cả bàn, vừa giúp Hiền từng bước tiến bộ trong học tập, lại vừa sát sao nhắc nhở các bạn, nhất là Huy mỗi lần cậu mắc lỗi. Những người bạn với những cá tính khác nhau và còn nhiều khiếm khuyết nhưng tất cả đều đang cố gắng hết mình để hoàn thiện bản thân. “Gần một nửa năm học đã trôi qua với bao nhiêu buồn vui xáo trộn. Trong quãng thời gian ngắn đó, tâm hồn của tôi đã cảm nhận biết bao điều mới mẻ. Con người tôi, tựa như lớn hẳn lên, không phải lớn ở cái chiều cao nhất lớp của tôi mà lớn

trong những suy nghĩ của mình” [2; tr.178]. Xoay quanh những câu chuyện về

tình cảm trong sáng, chân thành của năm bạn nhỏ, độc giả có cơ hội nhìn nhận lại những nhược điểm của mình để khắc phục và vươn lên trong học tập, biết những điều tốt đẹp của chính mình để phát huy, biết tìm ra những cách học nhẹ nhàng mà hiệu quả, biết trận trọng những tình cảm bạn bè thật tuyệt diệu.

Không chỉ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, bạn bè còn là người sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ ta trong cuộc sống. Người bạn tuyệt vời sẽ thực sự biết được những điểm yếu của bạn nhưng lại chỉ cho bạn thấy những điểm mạnh bạn cần phát huy; họ hiểu được nỗi sợ trong trái tim của bạn và dùng trái tim của họ để củng cố niềm tin nơi bạn; họ luôn thấy được những lo lắng trong bạn và giúp bạn an tâm hơn. “Ngôi trường mọi khi” xoay quanh những câu chuyện về nhóm bạn học sinh năm đầu cấp 3 với bao kỷ niệm vui buồn hờn giận, bao nhiêu trò tinh nghịch của tuổi mới lớn. Hạt Tiêu lém lỉnh, Tóc Bím tốt bụng, Tóc Ngắn mạnh mẽ, lớp trưởng quyền lực Hột Mít, chàng Bảnh Trai thông minh, Răng Chuột hiền lành, Mặt Mụn tinh nghịch, Bắp Rang và Ria Mép chuyên đi quậy phá… đã tạo nên không khí của một lớp học thật dễ thương với bao nhiêu tình cảm yêu thương, cảm động và gần gũi. Răng Chuột là một cậu bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trầm tính, ít giao tiếp với bạn bè và lực học không được khá.

Khi tìm hiểu và biết được hoàn cảnh của Răng Chuột, những người bạn trong lớp không khỏi thương cảm và nể phục nghị lực của cậu, chúng quyết tâm kéo Răng Chuột ra khỏi vỏ ốc của mình. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của nhóm bạn, từ một cậu con trai lầm lì, ít nói, cậu trở nên nói cười nhiều hơn, gần gũi, hòa đồng với mọi ngươi hơn và cũng cải thiện được lực học của mình: “kể từ bữa đó Răng Chuột đã bớt khép kín đi nhiều. Đến lớp, nó không lặng lẽ dán mình một chỗ như

trước kia nữa. Nó hoạt bát hơn, và cởi mở hơn” [11; tr.145]. Không chỉ ghé thăm

nhà Răng Chuột, các bạn còn thường xuyên lui tới quán ăn nơi cậu làm thêm, khoảng cách giữa những người bạn dần dần được thu hẹp, Răng Chuột ngày càng gần gũi với các bạn và sẵn sàng chia sẻ những tâm sự, cảm xúc của mình. Các bạn còn giúp Răng Chuột và cô em gái Cọng Rơm có cơ hội lên sân khấu biểu diễn cùng nhau và khi chứng kiến niềm hạnh phúc của hai anh em khi được gặp ba mẹ, chúng cũng xúc động không kém. “Tự nhiên bạn mừng lây nỗi mừng của anh em Răng Chuột. (...) Cho nên không chỉ bạn mừng. Kiếng Cận cũng mừng. Hạt Tiêu

mừng. Tóc Ngắn mừng. Bảnh Trai mừng. Tất nhiên cả chị Mắt Nai cũng mừng

[11; tr.234]. Bện cạnh Răng Chuột, cậu bạn Bắp Rang cũng có những khó khăn riêng của mình. Lần này, chín người bạn còn lại đã trợ giúp rất nhiệt tình khiến Bắp Rang giải quyết được câu chuyện hướng nghiệp của cha mẹ, được tiếp tục theo đuổi ước mơ và không cần phải giả vờ học kém nữa mà trở thành một học sinh xuất sắc của lớp. Những tình bạn hồn nhiên, chân thành, những cảm xúc trong trẻo, vui tươi, rạng rỡ giúp chúng ta thấy yêu hơn, trân trọng hơn những tình cảm thật đẹp của tuổi học trò. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi, là một vị thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống.

Tuổi học trò, các em bắt đầu có những rung động với bạn khác giới. Nhưng những điều thầm kín ấy lại chẳng dễ dàng để nói ra với cha mẹ, thầy cô, bởi vậy người mà các em tin tưởng và lựa chọn để trút bầu tâm sự không ai khác chính là những người bạn. Trong “Cô gái đến từ hôm qua”, Hải gầy trở thành “chuyên gia tình ái” luôn sát cánh bên Thư trong hành trình chinh phục trái tim Việt An.

Mặc dù thừa biết Hải gầy là chúa ba hoa nhưng thấy nó nhiệt tình sát cánh bên tôi trong lúc hiểm nghèo và nhất là nghe câu nói êm ái “Việt An yêu mày” của nó

lòng tôi tự nhiên ấm áp và khí thế hẳn lên” [7; tr.84]. Dù chưa có nổi một mảnh

tình vắt vai nhưng Hải gầy luôn tỏ ra có kinh nghiệm dày dặn khi đưa ra những triết lí tình yêu và tư vấn cho Thư những chiêu trò tán tỉnh, chinh phục Việt An như: rủ nàng đi xem phim, cố ý làm lơ trước nàng để nàng chú ý đến mình hơn, cùng Thư hì hục cả buổi sáng để soạn thảo bức thư tình ưng ý thổ lộ tình cảm với cô nàng. Dù những chiêu thức ấy không phải lúc nào cũng thành công nhưng Hải gầy chính là người Thư có thể chia sẻ mọi suy nghĩ, tình cảm rối bời trong lòng, là người đã tiếp thêm cho Thư sức mạnh, sự tự tin để đến với trái tim Việt An. Phú trong “Trại hoa vàng” không chỉ là người bạn thân từ thuở ấu thơ mà còn là một quân sư giúp đỡ Chuẩn rất nhiều trong công cuộc tìm đường đến trái tim Cẩm Phô. Phú với cái nhìn đầy thông thái đã giúp đầu óc u mê của Chuẩn hiểu được một chân lý “Con gái không giống như con trai. Con trai giận là giận,

thương là thương. Con gái đỏng đảnh và khó hiểu hơn nhiều” [14; tr.129], và

nhờ vậy, Chuẩn biết rằng, Cẩm Phô thực ra cũng đang có cảm tình với nó. Phú dạy Chuẩn chơi đàn ghi-ta để chinh phục Cẩm Phô, rồi lại trở thành “thầy giáo”bất đắc dĩ giúp Chuẩn trang bị kiến thức để tự tin học cùng người thương. Dù cũng có những lúc bị Phú trêu chọc, nhưng cuối cùng, Phú vẫn là người Chuẩn tin tưởng nhất để tâm sự, chia sẻ những khúc mắc trong lòng

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng mà đầy tình cảm, Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã đưa đến cho người đọc những câu chuyện đậm chất học trò nhưng cũng ẩn chứa không ít những thông điệp ý nghĩa và cảm xúc về tình bạn. Trong cuộc sống, có những nẻo đường trải đầy hoa hồng và phía cuối con đường là ánh hào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)