Những rung động, xao xuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Những rung động, xao xuyến

Tuổi học trò, các em đã xuất hiện những rung động đầu đời, những cảm xúc mới lạ với bạn khác giới. Trước những rung động của trái tim, các em vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa có vẻ thận trọng, kín đáo, có khi ngượng ngùng, e thẹn, nhút nhát, có khi lại che giấu bằng thái độ thờ ơ. Nguyễn Nhật Ánh đã mở ra một thế giới đa màu sắc về tuổi học trò, về sự ngây ngô, trong trẻo qua từng nhân vật khi đối diện với những rung cảm trong trái tim mình.

Một ngày, các chàng trai bỗng nhận ra những nét xinh đẹp ở cô bạn mình, có thể là nụ cười duyên, là đôi mắt biếc, là khuôn mặt xinh xắn hay những cử chỉ đáng yêu để rồi chợt thấy lòng xao xuyến bâng khuâng. Khoa trong “Bảy bước

tới mùa hè” được bố mẹ cho về quê và chính nơi làng quê yêu dấu ấy một tình

yêu đã chớm nở. Gặp lại Trang, Khoa không khỏi ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự thay đổi của cô bạn hàng xóm. Cô bé mảnh khảnh, đen đúa mà Khoa vẫn thường bắt nạt chỉ sau một năm không gặp bỗng trở nên duyên dáng. “Mười bốn tuổi, con bé tự nhiên lớn phổng lên, đã ra dáng một thiếu nữ hẳn hoi. Tóc nó dài ra, cơ thể nó đầy đặn lên, cặp mắt nó long lanh và đen lay láy như hai hạt nhãn (...). Khoa đứng đực giữa sân có đến một lúc, thấy lòng tự nhiên bâng khuâng lạ” [3; tr.21-22]. Và đặc biệt là khi Trang mỉm cười, nụ cười chúm chím khiến gương mặt nhỏ bừng sáng như có nghìn tia nắng chiếu vào làm lòng Khoa không khỏi bối rối, xuyến xao. Để rồi, kết thúc kì nghỉ hè, Khoa trở lại thành phố mang theo những kỉ niệm về một mùa hè ngọt ngào, đầy cảm xúc.

Nếu Khoa bâng khuâng bởi sự dễ thương, duyên dáng của Trang thì sự rung động của Thiều trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” lại bắt đầu từ tình thương và sự cảm thông trước những biến cố xảy ra với gia đình Mận. Nghe người ta xì xầm về chuyện nhà Mận, nhìn dáng vẻ cô đơn, buồn bã như con chim non bơ vơ khi chiều xuống của Mận, Thiều thấy bần thần, xót xa. “Trong một phút lòng tôi như tan chảy ra khi bắt gặp ở cô bạn thân yêu cái dáng vẻ ủ rũ,

tr.180]. Tình thương ấy dần mang theo những rung động, những tình cảm không còn trẻ con, vô tư nữa của Thiều. “Từ ngày tôi biết căm ghét thằng Sơn khi nghe nó bộc lộ ý đồ đen tối với con Mận, tôi nhận ra mình đã không còn là trẻ con

nữa. Có một điều gì đó len lỏi vào trái tim tôi khi tôi nghĩ tới con Mận” [13;

tr.222]. Chẳng có lời tỏ tình, chỉ có lời thổ lộ của Thiều “Bây giờ tao chỉ thích

chơi với mày”, đáp lại là sự cảm động cùng cái đụng tay khe khẽ và câu trả lời

rất thật của Mận: “Mình thích chơi với bạn lâu rồi”. Tình cảm trong sáng ấy kết thúc với lời hẹn của Mận “Mai mốt mình sẽ về thăm Thiều” mà chính nó cũng không biết có thực hiện được hay không khiến người đọc không khỏi nao nao lòng.

Ở lứa tuổi này, tình bạn là mảnh đất phù hợp nhất để tình yêu gieo xuống hạt giống của mình. Mối tình thầm thương trộm nhớ của Đăng và Thắm trong

Cây chuối non đi giày xanh” cũng được bắt đầu từ một tình bạn đẹp. Cô bạn

nhỏ ngây thơ tưởng rằng cậu bạn thân thích màu xanh lá nên mỗi khi gặp Đăng Thắm đều diện cho mình một chiếc áo xanh, đôi giày xanh và cả cái nón màu xanh trông giống hệt một cây chuối non ngộ nghĩnh. Hình ảnh ấy cũng mãi trở thành một hình ảnh đẹp đẽ trong trái tim cậu bạn nhỏ. Để rồi, khi phải tạm chia tay trong kì nghỉ hè, nỗi nhớ nhỏ Thắm trong Đăng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Đăng nhớ nụ cười của Thắm, nhớ những lúc nhỏ lơ đãng chống cằm trong giờ học, nhớ những câu hỏi phiền phức từng khiến cậu phát bực, và nhớ cả đôi giày xanh của cô nàng nữa. Nỗi nhớ cứ vương vấn trong tâm hồn cậu trò nhỏ đến mức không ít lần nhỏ Thắm xuất hiện trong giấc mơ của cậu, để rồi mỗi khi tỉnh dậy, trong đầu cậu lại vẩn vơ một câu hỏi: “Có bao giờ nhỏ Thắm cũng nằm mơ

thấy tôi như tôi nằm mơ thấy nó không nhỉ?” [5; tr.47]. Nhưng chính Đăng cũng

khẳng định đó không phải tình yêu mà là một thứ tình cảm chẳng thể gọi tên. Trái tim lần đầu biết rung động vẫn còn mang bao ngại ngùng, tiếng yêu thương cứ ngập ngừng chẳng dám nói thành câu, những chàng trai đành gửi lòng mình vào những vần thơ, câu hát. Và đặc biệt những tháng ngày lấm lem màu

mực tím của tuổi học trò có lẽ không thể thiếu những lá thư bí ẩn trong ngăn bàn bị lũ bạn đem ra mổ xẻ và tổ chức những cuộc truy tìm thủ phạm mà không biết rằng ở góc lớp có ai đó đang vô tình đỏ mặt. Trong “Bồ câu không đưa thư”, Phán củi có tình cảm với Thục, cô bạn cùng lớp. Nhưng sự nhút nhát cùng những mặc cảm về sự quê mùa, cục mịch của mình khiến cậu không đủ can đảm để thể hiện tình cảm với cô nàng. Thậm chí, cậu cũng không dám trò chuyện với Thục một cách công khai mà phải mượn những lá thư kí tên Phong Khê nói hộ lòng mình. Với Phán, Thục như một niềm mơ ước xa vời chẳng thể nào với tới, bởi vậy những lá thư qua lại trong ngăn bàn như nhịp cầu giúp cậu đến gần với Thuc hơn. Mãi đến ngày liên hoan chia tay, tạm biệt quãng đời học trò áo trắng, Phán mới dám tiết lộ sự thật về những bức thư nhưng cũng bằng một bức thư mà cậu nhờ cậu bạn lớp trưởng trao cho Thục. Những dòng chữ nắn nót quen thuộc cùng những lời bộc bạch chân thành của Phán khiến Thục không khỏi bàng hoàng, ngẩn ngơ. Bài thơ Phán viết hôm nào như một lời bày tỏ chợt trở về trong tâm trí Thục như một lời nhắc nhở ngậm ngùi.“Cô em hiền thục/ Gặp từ hôm qua/ Nhớ từ hôm trước/Thương em nhất nhà/ Em không lém lỉnh/ Như là người ta/Bông

hoa bẽn lẽn/ Là em đấy mà”.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã khắc họa những nhân vật vô cùng đáng yêu khi đối diện với rung cảm đầu đời, những cảm xúc không dễ đặt tên. Đó không hẳn là tình yêu mà chỉ là một cơn cảm nắng thoáng qua, một cảm giác lạ lùng len lỏi trong tâm hồn không dám thổ lộ cùng ai. Lật giở từng trang sách của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc lại thấy bồi hồi xao xuyến bởi những ký ức thời xưa bé như đang được trải ra trước mắt. Những kỉ niệm bên nhau, những giận hờn xa cách, những cảm xúc trong veo ngọt ngào của thời hoa phượng ấy như giúp ta nhìn thấy chính mình của một ngày đã xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ đề tình cảm tuổi học trò trong truyện của nguyễn nhật ánh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)