3.3.1. Biến phụ thuộc
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận từ tài sản (Dietrich và Wanzenried, 2011). Tài sản của một ngân hàng được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu, cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. ROA cho thấy hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận, ROA càng cao chứng tỏ ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên vốn đầu tư ban đầu. ROA vừa chịu tác động của hiệu quả tiết kiệm chi phí, vừa chịu tác động của hiệu quả sử dụng tài sản nên ROA là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng.
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường, được đo lường bằng:
ROE = Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ số ROE là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo để quyết định mua cổ phiếu của ngân hàng nào.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
3.3.2. Biến độc lập:
Tuổi ngân hàng (AGE)
Chỉ tiêu này đo lường số năm hoạt động của ngân hàng, các ngân hàng thành lập lâu đời sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như xây dựng được mối quan hệ với các khách hàng và có một khối lượng lớn khách hàng lâu năm. Để xác định mức độ tác động của thời gian hoạt động của ngân hàng đối với hiệu quả hoạt động, luận văn sử dụng chỉ tiêu:
Tuổi ngân hàng = Năm báo cáo tài chính – Năm thành lập ngân hàng + 1
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng tổng tài sản để đo lường quy mô ngân hàng. Tuy nhiên, nếu lấy tổng giá trị tài sản để đại diện cho quy mô ngân hàng thì sẽ có khoảng cách khá xa giữa các nhóm ngân hàng làm ảnh hưởng đến kết quả hồi quy. Vì vậy luận văn sử dụng chỉ tiêu được tính toán dựa trên Log (tổng giá trị tài sản) của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:
Size = Logarit (tổng tài sản)
Vốn vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu nguồn vốn của ngân hàng, nhưng bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của ngân hàng. Luận văn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản để xác định mức tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL)
Các ngân hàng Việt Nam hoạt động kinh doanh chủ yếu vẫn là nghiệp vụ cho vay và huy động, do đó các ngân hàng cần đánh giá được chất lượng các khoản vay. Đối với các khoản vay làm phát sinh nợ xấu (bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả các ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay = Nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR)
Ngoài kiểm soát được chất lượng tài sản, các ngân hàng cần đánh giá được mức chi phí hoạt động của ngân hàng so với doanh thu tạo ra, để kiểm soát chi phí và đo lường hiệu quả từ đồng vốn bỏ ra. Để xác định mức độ tác động của chi phí hoạt động đối với hiệu quả hoạt động, luận văn sử dụng chỉ tiêu:
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu = Chi phí hoạt động/Doanh thu
Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR)
Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, là trung gian tài chính, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy để hoạt động hiệu quả cần đảm bảo thanh khoản ngân hàng, một trong những chỉ tiêu để đánh giá thanh khoản ngân hàng là chỉ tiêu LDR, được tính toán như sau:
Tỷ lệ cho vay trên huy động = Dư nợ cho vay/ Tiền gửi khách hàng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Trong nền kinh tế luôn xuất hiện những chủ thể ở tình trạng thặng dư tạm thời, họ có nhu cầu đầu tư để bảo toàn vốn và sinh lời. Đồng thời các chủ thể thiếu vốn muốn huy động vốn để đầu tư, kinh doanh. Các ngân hàng đóng vai trò trung gian vừa huy động vốn dư thừa dưới nhiều hình thức: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có
giá…và cho vay lại nền kinh tế. Như vậy, thay vì bị rút khỏi lưu thông, tồn tại dưới dạng cất trữ, tiền được chuyển thành vốn đầu tư, sinh lời. Thông qua hệ thống ngân hàng, các dòng vốn được hình thành và luân chuyển một cách dễ dàng, thông suốt hơn trong nền kinh tế. Như vậy, sự biến động của nền kinh tế sẽ có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và sự biến động đó thể hiện ở mức độ tăng trưởng GDP.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm
Tỷ lệ lạm phát (INF)
Lạm phát tăng cao làm giảm sức mua đồng tiền, việc huy động vốn trung và dài hạn trở nên khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn xảy ra với mức độ thường xuyên hơn. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Để đo lường lạm phát, luận văn sử dụng chỉ tiêu:
Tỷ lệ lạm phát (INF) = Tỷ lệ lạm phát hàng năm
Bảng 3.1: Đo lường các biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình Biến phụ
thuộc
Đo lường biến phụ thuộc
Dấu kỳ vọng
Một số nghiên cứu trước liên quan đến biến phụ thuộc
Tuổi (AGE) Năm báo cáo – năm thành lập +1 + Athanasoglou và cộng sự (2008) Dietrich và Wanzenried (2011) Mirzaei và cộng sự (2011) Muda và cộng sự (2013) Quy mô (SIZE)
Logarit (TTS) + Bashir và Hassan (2005) Bennacuer và Goaied (2008) Ali và cộng sự (2011)
Gul và cộng sự (2011) Muda và cộng sự (2013)
Petria và cộng sự (2015) Rashid và Jabeen (2016) Topak và Talu (2017) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP_ADEQ UACY) VCSH / TTS + Bashir và Hassan (2005) Athanasoglou và cộng sự (2008) Dietrich và Wanzenried (2011) Ali và cộng sự (2011) Ongore và Kusa (2013) Petria và cộng sự (2015) Sun, Mohamad, Ariff (2016) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL) Nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay - Staikouras và Wood (2004) Athanasoglou và cộng sự (2008) Dietrich và Wanzenried (2011) Ali và cộng sự (2011) Ongore và Kusa (2013) Abduh và Alias (2014) Petria và cộng sự (2015) Topak và Talu (2017) Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) Chi phí hoạt động / Doanh thu - Bashir và Hassan (2005) Athanasoglou và cộng sự (2008) Dietrich và Wanzenried (2011) Ali và cộng sự (2011) Gul và cộng sự (2011) Rami Zeitun (2012) Abduh và Alias (2014) Petria và cộng sự (2015) Rashid và Jabeen (2016) Tỷ lệ cho vay trên huy động
Dư nợ cho vay/ Tiền gửi khách hàng
- Ongore và Kusa (2013) Petria và cộng sự (2015
(LDR) Rashid và Jabeen (2016) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm + Bashir và Hassan (2005) Gul và cộng sự (2011) Alias và cộng sự (2011) Rami Zeitun (2012) Ongore và Kusa (2013) Petria và cộng sự (2015) Rashid và Jabeen (2016) Topak và Talu (2017) Tỷ lệ lạm phát (INF) Tỷ lệ lạm phát hàng năm - Driver và Windram (2007) Gul và cộng sự (2011) Rami Zeitun (2012) Ongore và Kusa (2013) Muda và cộng sự (2013) Bilal và cộng sự (2013) Abduh và Alias (2014) Petria và cộng sự (2015)