Khái quát chung về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 48 - 52)

Nền kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt được những kết quả vượt bậc với GDP tăng trưởng cao kỷ lục 10 năm, đạt 7.08% so với năm 2017, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu 4%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ở mức cao, tăng hơn 11.4%, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 13.7%, đóng góp 2.5 điểm% vào tăng trưởng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12.7%. Khách quốc tế trong năm đạt 15.5 triệu lượt, tăng 11.7%, xuất siêu ở mức kỷ lục 7.2 tỷ USD. Thành lập mới doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký tăng 14.1%, tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt hơn 3.8 triệu tỷ đồng, hơn 34 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động.

 Quy mô hệ thống ngân hàng:

Theo số liệu báo cáo từ NHNN, tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng đạt 10,001.8 nghìn tỷ đồng, tăng 17.6% so với cuối 2016, trong đó BIDV, CTG và VCB với TTS vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tổng vốn điều lệ đạt 512.4 nghìn tỷ, tăng 4.9%, vốn tự có toàn hàng đạt 714.1 nghìn tỷ, tăng 11.6%. Theo báo cáo thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG), tổng tài sản các tổ chức tín dụng tăng khoảng 11.5% với cơ cấu tài sản chuyển dịch tích cực. Tỉ trọng dư nợ cho vay tăng, chiếm 61.9% và có sự chuyển dịch từ vốn liên ngân hàng qua tín dụng.

Về số lượng ngân hàng gồm 01 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 03 NHTMCP do NHNN mua lại, 03 NHTMCP mà NHNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 28 NHTMCP, 02 ngân hàng chính sách, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 02 ngân hàng liên doanh. Cho thấy sự tăng lên nhanh chóng về số lượng của ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, trong khi nhóm các NHTMCP biến động mạnh nhất, giảm từ 37 xuống 28 ngân hàng vào năm 2015. Nhóm NHTMNN là nhóm tăng lên về số lượng, từ mức 5 tổ chức trong

các năm trước đó lên thành 7 trong năm 2015. Nguyên nhân có sự thay đổi số lượng nhóm NHTMNN và NHTMCP, xuất phát từ hoạt động mua bán, sáp nhập sôi động giữa các tổ chức tín dụng, đặc biệt diễn ra trong năm 2015, năm cuối thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD theo Quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời 3 NHTMCP yếu kém (Xây dựng, Ocean Bank, GP Bank) được NHNN mua lại với giá 0 đồng để trở thành Ngân hàng TNHHMTV.

Bảng 4.1: Hệ thống ngân hàng Việt Nam 2010-2017

Loại hình 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 NHTMNN 5 5 5 5 5 7(*) 7(*) 7(*) NHTMCP 37 37 34 33 33 28 28 28 NH liên doanh 5 5 4 4 4 3 2 2 NH 100% vốn NN 5 5 5 5 5 5 6 9 CNNH nước ngoài 48 53 49 53 47 50 51 49

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam (*) bao gồm 03 NHTMCP được NHNN mua lại 0 đồng (NH Xây Dựng, Dầu Khí Toàn Cầu, Đại Dương), 03 NHNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (NH BIDV, Ngoại Thương, Công Thương).

NHNN tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, góp phần nâng cao năng lực tài chính và quy mô các ngân hàng dần cải thiện. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ‘ổn định” lên “tích cực”.

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Hình 4.1: Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2), huy động, cho vay hệ thống ngân hàng giai đoạn 2008-2017

Sự biến động mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2, tăng trưởng huy động và cho vay giai đoạn 2008-2017 khá tương đồng, đỉnh điểm giai đoạn 2009- 2010, thấp nhất trong hai năm 2011-2012 và biến động tương đối ít trong giai đoạn 2013- 2017. Trong đó, tổng phương tiện thanh toán năm 2010 tăng trưởng 33.3%, phù hợp với diễn biến tăng trưởng tín dụng và huy động vốn, chủ yếu do tài sản có trong nước của toàn ngành ngân hàng tăng mạnh ở mức 41.71%. Năm 2011, tổng phương tiện thanh toán M2 thấp nhất trong vòng 10 năm qua, chỉ còn 12.1% do tài sản có trong nước của toàn ngành chỉ tăng 12.4%. Năm 2012, M2 tăng và duy trì khá ổn định đến nay, chủ yếu do NNNN mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, các giải pháp kiềm chế đô la hóa phát huy tác dụng, mặt khác kiểm soát tiền tệ hợp lý để không tạo áp lực lên lạm phát. Năm 2009, tăng trưởng cho vay 37.53%, chủ yếu do tác động các chính sách kích thích kinh tế, được hưởng lợi từ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của chính phủ, tín dụng VND tăng 43.51% và tín dụng ngoại tệ tăng 15.12%. Huy động năm 2010 lại tăng trưởng ấn tưởng ở mức 36.24%, huy động vốn VND tăng đến 41%, huy động vốn ngoại tệ tăng 20.95%, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm NHTMCP đạt 53.98%, NHTMNN là 24.12%. Mức tăng trưởng cả huy động cho vay năm 2011 giảm mạnh dưới tác động chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, qua năm 2012 tăng trưởng huy động cho

vay có cải thiện tuy nhiên doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và triển vọng kinh doanh kém khả quan đã làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Giai đoạn 2013-2017 nền kinh tế dần phục hồi, định hướng vốn tập trung chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cộng nghiệp chế biến, chế tạo, đồng thời hạn chế tình trạng đô la hóa.

Theo số liệu NHNN công bố, tăng trưởng huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng năm 2017 đạt 14.99%, thấp hơn so với mức tăng 18.54% năm 2016, trong đó huy động vốn VND tăng 16% (năm 2016: tăng 21.77%), huy động vốn ngoại tệ tăng 5.74% (năm 2016: giảm 4.54%) và chủ yếu tăng tại các tổ chức kinh tế. Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh, do một số TCTD phát hành giấy tờ có giá nhằm tăng vốn cấp 2 để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR) và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn huy động. Tỷ trọng huy động vốn của nhóm NHTMNN tiếp tục tăng, chiếm 47.72% tổng huy động (2016: 46.78%). Năm 2017, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 18.24% so với cuối 2016, tương đương mức tăng năm 2016, trong đó tín dụng VND tăng 18.3%, tín dụng ngoại tệ tăng 17.66% nhưng phần lớn do cá khoản ủy thác của tập đoàn Samsung. Về cơ cấu tín dụng, tỷ trọng có xu hướng giảm đối với nhóm NHTMNN và tăng đối với nhóm TCTCD khác, với dư nợ nhóm NHTMNN chiếm 48.28% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2018 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, vốn huy động của hệ thống TCTD tăng trưởng mạnh hơn so với cùng kỳ năm 2017. Đến cuối tháng 6/2018, tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân tăng khoảng 8% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ năm 2017 tăng 6.8%). Tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với cùng kỳ năm 2017, đến cuối tháng 6/2018, tín dụng tăng khoảng 6.5% so với cuối năm 2017 (cùng kỳ tăng 8,7%). Dư nợ cho vay vào các lĩnh vực thương mại, công nghiệp chế biến chế tạo, lĩnh vực nông lâm nghiệp giữ tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng ổn định, dư nợ tín dụng phục vụ đời sống tăng khá so với cuối năm 2017.

Rủi ro tín dụng: Hàng loạt chính sách được Nhà nước ban hành tạo điều kiện cho các ngân hàng tái cơ cấu, đáp ứng các tỷ lệ an toàn hoạt động, giải quyết triệt để nợ xấu. Nổi bật là 3 chính sách: Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ban hành ngày 21/6/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 20/11/2017; Thông tư 19/2017/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 36 ban hành ngày 28/12/2017. Theo số liệu Báo cáo thường niên NHNN năm 2017: tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD chiếm 1.99% tổng dư nợ, giảm so với mức 2.46% năm 2016, tính từ 2012 đến 2017, toàn hệ thống đã xử lý được 727.1 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ xấu các TCTD tự xử lý chiếm 58.8%, còn lại được bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác.

Rủi ro thanh khoản: Thanh khoản toàn hệ thống ổn định, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn vẫn ở mức cao 30.7% nhưng đã có xu hướng giảm so với mức 34.7% năm 2016.

Tính đến cuối tháng 12/2017 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng là 0.7%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 10.1%, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống (CAR) là 12.2%, giảm nhẹ so với mức 12.8% năm 2016. Chính việc triển khai đồng bộ các giải pháp thanh tra giám sát gắn với xử lý nợ xấu đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)