Cải thiện tỷ lệ an toàn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 74 - 76)

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô (tổng tài sản) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP, vì vậy các ngân hàng cần phải xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn của NHNN.

Thông tư 41/2016/TT-NHNN sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2020, cùng với Thông tư 13/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng đã tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, buộc các ngân hàng phải

có đủ vốn chủ sở hữu và kiểm soát rủi ro tốt hơn. Thời điểm áp dụng Basel II đối với hệ thống tổ chức tín dụng trong nước cũng sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2020. Việc tăng vốn chủ sở hữu không chỉ giúp ngân hàng có nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, tăng trưởng tín dụng, nâng hạn mức tín nhiệm đối với các khách hàng mà còn đảm bảo các quy định về tỷ lệ an toàn vốn của NHNN. Những giải pháp để tăng vốn trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, cụ thể:

Các ngân hàng hiện nay đang áp dụng các biện pháp tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu hoặc nợ thứ cấp hoặc giữ lại lợi nhuận hoặc kêu gọi cổ đông hiện

hữu góp cổ phần. Ngoài ra các ngân hàng còn tăng vốn thông qua phát hành cổ

phiếu ra công chúng hay các đối tác chiến lược nhằm đem lại dòng tiền mới cho thị trường, đồng thời tạo kỳ vọng tăng trưởng cho các cổ phiếu ngân hàng. Một số ngân hàng kỳ vọng sẽ phát hành vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, động thái này sẽ góp phần hỗ trợ cho nhóm các cổ phiếu ngân hàng, nhằm nâng cao năng lực vốn tự có. Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ những ngân hàng đủ uy tín, có lợi nhuận cao

mới có khả năng thực hiện được, những ngân hàng nào không đủ tiềm lực tài chính sẽ khó làm được và việc tăng vốn thành công còn phụ thuộc vào hạn mức sở hữu nước ngoài được phép tại NHTM và mức độ thoái vốn Nhà nước tại các NHTMCP, mức độ minh bạch của các báo cáo tài chính. Đặc biệt giải pháp tăng lợi nhuận giữ lại, mà chủ yếu là giảm hoặc không chia cổ tức bằng tiền mặt là trở ngại lớn đối với các NHTMCP có vốn Nhà nước, các ngân hàng này phải chia cổ tức để cho cổ đông là Nhà nước có thêm nguồn thu vào ngân sách.

Cơ cấu, sáp nhập hoặc cho giải thể ngân hàng cũng là một hướng đi cần thiết khi một số ngân hàng (yếu kém) không thể tăng vốn đáp ứng được chuẩn mực an toàn vốn và hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời các ngân hàng không chỉ tăng vốn chủ sở hữu mà còn phải xác định tỷ lệ đòn bẩy tài chính phù hợp với mỗi ngân hàng dựa đặc điểm của từng ngân hàng như quy mô, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng. Các ngân hàng lớn có tiềm lực kinh tế mạnh, rủi ro phá sản và chi phí đại diện thấp có thể duy trì một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn so với những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)