Phân tích điểm trung bình các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 54 - 59)

Bảng 4.3: Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2018

Nguồn: Xử lý bằng Stata trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán của 28 NHTMCP VN

Tuổi ngân hàng (Bank’s age)

Thời gian hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2018 có giá trị trung bình là 22 năm, thành lập lâu đời nhất là NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với 62 năm, giá trị nhỏ nhất trong mẫu nghiên cứu là 1 năm do một số ngân hàng mới thành lập năm 2008 nên tính đến thời điểm cuối năm 2008 thì chỉ mới thành lập được 1 năm. Tuy nhiên tính đến năm 2018 NHTMCP Sài Gòn thành lập năm 2012, có giá trị nhỏ nhất là 6 năm, do sáp nhập từ ba NHTMCP, bao gồm NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ nhất và NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Với độ lệch chuẩn 11.3594, cho thấy cũng có sự chênh lệch đáng kể về tuổi của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, đối với các ngân hàng lớn như NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Công Thương đã có bề dày lịch sử với tuổi đời từ 30 năm đến hơn 60 năm, trong khi đó có một số ngân hàng tư nhân chỉ mới được thành lập từ 3-4 năm. Chính khoảng cách này sẽ tạo nên những khó khăn cũng như thuận lợi riêng của từng nhóm ngân hàng, đặc biệt về việc tạo uy tín ngân hàng đối với khách hàng.

Quy mô ngân hàng (Bank’s size)

Quy mô của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2018 được đo lường bằng logarit của tổng tài sản có giá trị trung bình là 18.1081 tương đương 152,140 tỷ đồng. Giá trị tài sản lớn nhất năm 2018là 1,313 triệu tỷ đồng của ngân hàng BIDV,

Chỉ tiêu Số quan sát Giá trị TB Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn Tuổi ngân hàng 300 21.5633 1 62 11.3594

Quy mô ngân hàng 300 18.1081 14.6987 20.9956 1.2492 Tỷ lệ VCSH/tổng tài sản 300 0.1049 0.0300 0.4624 0.0591 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay 300 0.0218 0.0001 0.0844 0.0130 Tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu 300 0.8102 0.2271 86.3019 4.9543 Tỷ lệ cho vay/huy động 300 0.6818 0.1718 1.2297 0.1770 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 300 0.0611 0.0525 0.0708 0.0059 Tỷ lệ lạm phát (INF) 300 0.0793 0.0088 0.2312 0.0644

tiếp theo là VietinBank 1,164 triệu tỷ đồng và Vietcombank 1,074 triệu tỷ đồng, tổng tài sản của ba ngân hàng này đã chiếm khoảng 45% tổng tài sản của 28 NHTMCP trong mẫu nghiên cứu. Giá trị nhỏ nhất thuộc về NHTMCP Tiên Phong năm 2008 với quy mô 2,419 tỷ đồng nhưng tính đến 2018 NHTMCP Sài Gòn Công Thương có quy mô tổng tài sản nhỏ nhất là 20,374 tỷ đồng. Có sự chênh lệch quy mô giữa các ngân hàng do các ngân hàng lớn thành lập lâu đời, đặc biệt nhóm ngân hàng tách ra từ ngân hàng nhà nước như NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTMCP Công Thương có có sự hỗ trợ từ NHNN, đồng thời có mạng lưới rộng khắp và chiếm thị phần lớn trong ngành, trong khi các ngân hàng quy mô nhỏ thường là các ngân hàng xuất hiện sau và có nguồn vốn đầu tư nhỏ.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Capital Adequacy)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giai đoạn 2008-2018 có giá trị lớn nhất là 46.24% của NHTMCP Bưu điện Liên Việt năm 2008 nhưng tính đến 2018 NHTMCP Sài Gòn Công Thương có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lớn nhất là 16.86%, trong khi giá trị nhỏ nhất là 3% thuộc về NHTMCP Sài Gòn vào năm 2018. Qua bảng 4.5 cho thấy trung bình tỷ trọng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là 10.49%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn đưa vào kinh doanh thì trung bình có 10.49 đồng là vốn chủ sở hữu, còn lại là nợ. Như vậy với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cấu trúc tài chính của các ngân hàng luôn nghiêng về nguồn vốn chiếm dụng, vì vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng luôn nhỏ hơn so với tỷ lệ nợ. Đặc biệt tỷ lệ này giảm dần qua các năm, cho thấy tốc độ tăng TTS không đi kèm với sự gia tăng tương ứng của VSSH sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động. Các ngân hàng hiện nay tăng sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên việc sử dụng tỷ trọng nợ càng cao sẽ càng làm gia tăng áp lực trả lãi, áp lực chi phí cho ngân hàng, gây ra rủi ro đặc thù kinh doanh của ngân hàng.

Nợ xấu bao gồm nợ nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là một chỉ số quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cho vay vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản, các ngân hàng chịu áp lực từ việc tăng trưởng tín dụng để đạt chỉ tiêu kế hoạch nên chưa chú trọng khâu cho vay, sàn lọc khách hàng và xem xét khả năng trả nợ của người vay, rủi ro từ chính nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2018 có giá trị trung bình là 2.18%, với giá trị nhỏ nhất là 0.01% thuộc về NHTMCP Bảo Việt năm 2010, tỷ lệ lớn nhất là 8.44% của NHTMCP Xăng Dầu năm 2012. Đây cũng chính là năm có tỷ lệ nợ xấu bình quân các ngân hàng là 3.47%, cao nhất trong 11 năm nghiên cứu, do nền kinh tế suy thoái kéo theo hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có sự chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất giữa các ngân hàng, tuy nhiên độ lệch chuẩn là 0.0130, cho thấy không có sự biến động quá nhiều về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu (Cost to income ratio)

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2018 với giá trị lớn nhất đột biến lên đến 8,630% tương đương chi phí 1,293 tỷ đồng trên doanh thu vỏn vẹn 15 tỷ của NHTMCP Tiên Phong vào năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu từ năm 2011 trở về trước, NHTMCP Tiên Phong đã lạm dụng nguồn vốn liên ngân hàng với lượng vốn huy động từ liên ngân hàng là 12,732 tỷ đồng năm 2011, gấp đôi con số 6,242 tỷ đồng tiền gửi khách hàng. Phần vốn này không chỉ sử dụng để đảm bảo thanh khoản tạm thời mà TPB còn huy động và cho vay trên thị trường liên ngân hàng, nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Hệ quả, TPB đã phải gánh khoản nợ khó thu hồi tại các ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu, trong đó dự phòng rủi ro khác trong chi phí hoạt động năm 2011 lên tới 1,036 tỷ đồng. Điều này cũng dẫn đến giá trị trung bình tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 cao đột biến là 83.93%, nếu bỏ qua số

liệu đột biến năm 2011 của NHTMCP Tiên Phong thì tỷ số này là 52.43%, nghĩa là để có 100 đồng thu nhập thì các NHTMCPVN phải bỏ ra 52.43 đồng chi phí hoạt động, tỷ lệ chi phí nhỏ nhất thuộc về NHTMCP Sài Gòn Công Thương vào năm 2010 với giá trị 22.71%. Nhìn chung tỷ lệ này không đồng đều giữa các ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu phụ thuộc vào cả phần chi phí hoạt động và doanh thu của các ngân hàng, nên để duy trì tỷ lệ này thấp đòi hỏi các ngân hàng không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn phải nổ lực tăng doanh thu. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì ứng dụng công nghệ là một trong những biện pháp tích cực để giảm thiểu bớt chi phí hoạt động và tăng doanh thu cho ngân hàng hiệu quả.

Tỷ lệ cho vay/huy động (Loan deposit ratio)

Tỷ lệ cho vay trên huy động có giá trị trung bình là 68.18%, nghĩa là trung bình cứ 100 đồng tiền gửi huy động được của khách hàng thì các NHTMCPVN sẽ đem đi cho vay 68.18 đồng. Trong khi đó NHTMCP Tiên Phong có giá trị nhỏ nhất là 17.18% năm 2011, ngược lại ở NHTMCP Kiên Long có giá trị cao nhất là 122.97% vào năm 2008, nghĩa là trung bình cứ 100 đồng tiền gửi huy động được thì ngân hàng sẽ đem cho vay 122.97 đồng, như vậy số tiền vượt thêm là 22.97 đồng, ngân hàng sẽ lấy từ các nguồn khác chứ không phải chỉ lấy từ nguồn huy động.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong giai đoạn 2008- 2018 ở mức bình quân là 6.11%, tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 5.25% vào năm 2012, đây là một năm khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, tăng trưởng tín dụng chững lại cùng với nợ xấu ngân hàng tăng và lượng vốn đầu tư nước ngoài giảm. Trong khi đó tăng trưởng GDP đạt giá trị lớn nhất là 7.08% vào năm 2018, đây là mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường.

Tỷ lệ lạm phát có giá trị trung bình 7.93% trong 11 năm (2008-2018) và có giá trị cao nhất là 23.12% vào năm 2008, đây là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề với mức lạm phát hai con số. Năm 2015 tỷ lệ lạm phát có giá trị nhỏ nhất là 0.88%, bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0.05% đây là mức tăng thấp nhất trong 14 năm kể từ năm 2001. Năm 2015 tỷ lệ lạm phát thấp do giá nhiên liệu giảm mạnh, mức điều chỉnh giá của các nhóm hàng do nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn so với các năm trước và do tâm lý chi tiêu của người dân cũng dè dặt hơn. Mục tiêu của NHNN hiện nay không chỉ định hướng chính sách tiền tệ từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiểm soát lạm phát mà còn ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)