Việt Nam có tuổi đời lớn như BIDV, VCB, Vietinbank đa phần là các NHTMCP này có vốn nhà nước chi phối, được sự hỗ trợ lớn từ NHNN và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, tạo được uy tín trong giao dịch với khách hàng. Những ngân hàng mới thành lập trong những năm đầu tiên hoạt động, họ chú trọng nhiều hơn vào tăng thị phần nên hiệu quả hoạt động có thể không tốt bằng các ngân hàng lâu đời. Do đó, giả thuyết tác giả đặt ra:
H1: Tuổi ngân hàng có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
3.4.2. Tác động của quy mô ngân hàng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng
Theo giả thuyết hiệu quả kinh tế theo quy mô, các ngân hàng lớn có thể giảm thiểu chi phí thu thập và xử lý thông tin (Boyd và Runkle, 1993), chi phí huy động vốn nhờ vị thế và uy tín trên thị trường (Abdelaziz Hakimi, 2013) từ đó tăng hiệu quả ngân hàng. Trong khi đó Athanasoglou và các cộng sự (2006) đã đề cập đến tác động sự tăng trưởng quy mô chỉ có hiệu quả đối với các ngân hàng ở một mức giới hạn. Quá giới hạn này, gia tăng quy mô có thể gây tác động xấu đến hiệu quả ngân hàng do chi phí đại diện, bộ máy cồng kềnh khiến ngân hàng khó khăn trong công tác quản lý, điều hành kinh doanh và chi phí tăng cao. Đồng quan điểm này, Berger và Humphrey (1994) cho rằng các ngân hàng nhỏ có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô bằng cách tăng quy mô của họ đến một điểm nhất định. Các ngân hàng ở Việt Nam tính đến cuối năm 2018 chỉ có 3 ngân hàng trong 28 mẫu nghiên cứu là BIDV, VCB, Vietinbank với tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, còn các ngân hàng còn lại đều có quy mô nhỏ hoặc trung bình, nên tác giả kỳ vọng trong thời gian tới nếu các ngân hàng cải thiện được quy mô sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, giả thuyết được đặt ra:
H2: Quy mô ngân hàng có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
3.4.3. Tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng ngân hàng
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao sẽ giúp ngân hàng dễ dàng tuân thủ các quy định về vốn, nguồn vốn dồi dào có thể được dùng để cung cấp dưới dạng
các khoản vay. Theo Dietrich và Wanzenried (2011) thì các ngân hàng có mức tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao được coi là tương đối an toàn và ít rủi ro hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ thấp hơn. Ngược lại, Berger (1995) cho rằng vốn hóa có thể có tác động tiêu cực đến khả năng thanh toán của ngân hàng vì mức vốn hóa càng cao, rủi ro của ngân hàng càng thấp và theo lý thuyết đánh đổi lợi nhuận rủi ro, rủi ro thấp hơn dẫn đến lợi nhuận thấp hơn. Chính vì vậy một số ngân hàng nếu chấp nhận duy trì VCSH ở mức tương đối đồng thời sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả có thể mang lại hiệu quả tốt cho ngân hàng. Tuy nhiên xét trên khía cạnh an toàn hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là thước đo cho khả năng thanh toán dài hạn và sự lành mạnh của các ngân hàng (Sun, Mohamad, Ariff, 2016) hay kết luận của Sangmi vàNazir (2010) rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên TTS tỷ lệ thuận với khả năng phục hồi của ngân hàng trước các tình huống khủng hoảng. Giả thuyết đặt ra:
H3: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt