3.4.7. Tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế đến hiệu quả hoạt động ngân hàng hàng
Theo Tan và Floros (2012) tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc, họ cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện môi trường kinh doanh và làm giảm rào cản gia nhập ngành, làm gia tăng sự cạnh tranh và làm giảm bớt tính linh hoạt của ngân hàng. Tuy nhiên các nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011), Rami Zeitun (2012) thì nhu cầu cho vay tăng suốt trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, dẫn đến sự cải thiện khả năng thanh toán của ngân hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động so với thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Điều kiện kinh tế vĩ mô tác động mạnh mẽ đến hiệu quả ngân hàng thông qua nhu cầu tín dụng, gửi tiền và các dịch vụ ngân hàng. Khi điều kiện kinh tế khó khăn, tăng trưởng GDP giảm, các doanh nghiệp và cá nhân giảm nhu cầu đi vay để chi tiêu, kinh doanh đồng thời cũng giảm khả năng trả nợ của khách hàng, làm tăng tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của các ngân hàng. Ngược lại khi điều kiện kinh tế ổn định, tăng trưởng bền vững sẽ tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu tín dụng, gửi tiền cũng như sử dụng dịch vụ gia tăng và khả năng thanh toán.
H7: tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
H7: tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. mua giảm, lạm phát cao thường đi kèm với sự không ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tác động lạm phát đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng được nghiên cứu lần đầu tiên bởi Revell (1979) và được bổ sung thêm bởi Perry (1992), Driver và Windram (2007) tất cả đều cho rằng hiệu ứng này phụ thuộc vào việc dự đoán hay không dự đoán được tỷ lệ lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát được dự đoán chính xác, các ngân hàng có