6. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Việt liên quan đến viết tắt
1.2.2.1. Vấn đề về âm tiết
a) Khái niệm
Về phương diện phát âm, “Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên, nhỏ nhất của ngôn ngữ”. Nói cách khác, âm tiết là đơn vị có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia được là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ
máy phát âm. Khi phát âm một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải
trải qua ba giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ căng. Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia thành hai loại lớn: mở và khép. Trong mỗi loại lại có hai loại nhỏ hơn.
Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:
- Những âm tiết dược kết thúc bằng một phụ âm vang (/m, n, ŋ/...) được gọi là những âm tiết nửa khép.
- Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/p, t, k/) được gọi là những âm tiết khép.
- Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/w, j/) được gọi là những âm tiết nửa mở.
- Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên
âm ở đỉnh âm tiết thì được gọi là âm tiết mở.
Để biểu diễn sơ đồ hình sin để biểu diễn các đợt căng hay chùng cơ của bộ máy phát âm ta có thể hình dung ranh giới của 4 âm tiết như sau:
Biểu đồ 1.1. Sơ đồ biểu diễn của các âm tiết
b) Đặc điểm âm tiết tiếng Việt - Tính độc lập cao:
Âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
Âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.
Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ dàng.
- Khả năng biểu đạt ý nghĩa
ở tiếng Việt, gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
Âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Châu Âu, và đó chính là một nét đặc trưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.
- Tính chặt chẽ
Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.
Xét về mặt cấu trúc, ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt được tạo thành bởi năm thành tố: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Ở dạng tối giản nhất âm tiết tiếng Việt cũng được cấu thành bởi hai thành tố là âm chính và thanh điệu
Thanh điệu
Âm đầu Âm đệm
Vần
Âm chính Âm cuối
Mô hình 1.1. Mô hình âm tiết tiếng Việt
Từ các đặc điểm của âm tiết tiếng Việt, chúng tôi đưa ra một số nhận xét về đặc điểm như sau: 1/ Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao; 2/ Âm tiết tiếng Việt mang một trong sáu thanh điệu; 3/ Âm tiết tiếng Việt thường trùng với một đơn vị có nghĩa - hình vị.
1.2.2.2. Vấn đề về chữ viết
“Chữ viết (writing) là hệ thống kí hiệu có tính quy ước dùng để ghi lại ngôn ngữ. Có hai loại chữ là chữ ghi ý và chữ ghi âm. Chữ ghi âm lại chia ra chữ ghi âm tiết và chữ ghi âm tố. Trong thực tế, có thể có những hệ thống chữ viết pha trộn. Hệ thống chữ viết vô cùng phức tạp của Nhật Bản hầu như sử dụng các chữ Hán để thể hiện các thân tù, còn các chữ ghi âm tiết của Nhật Bản thể hiện
các từ ngữ pháp và các vĩ tố ngữ pháp và sử dụng chữ ghi âm tiết vào những mục đích đặc biệt như viết các từ ngoại lai. Hệ thống chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại rất phức tạp. Nó sử dụng pha trộn các chữ thuộc kiểu khác nhau để chỉ dẫn về cả phát âm lần ý nghĩa” [21, tr. 117]
Mỗi ngôn ngữ có một qui định riêng về kí hiệu chữ viết của mình. Đối với tiếng Việt, chữ viết hiện đại là chữ Quốc ngữ - loại chữ ghi âm. Chữ viết tiếng Việt được xây dựng trên bộ chữ cái La tinh, có bổ sung, sửa đổi và chuẩn hóa thành hệ thống chữ cái.
1.2.2.3. Vấn đề chính tả
a) Khái niệm
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, chính tả (orthography) là hệ thống chuẩn cho chữ viết của một ngôn ngữ. Nó gồm một hệ thống chữ viết đặc biệt, một hệ thống chuẩn của cách viết và một hệ thống chuẩn của dấu chấm câu. Hệ thống có chữ viết là một hệ thống dấu hiệu có tính quy ước, lâu bền thể hiện một ngôn ngữ. Chữ ghi ý khác với chữ ghi âm. Chữ ghi âm lại chia ra chữ ghi âm tiết và chữ ghi âm tố. Chữ viết ABC là loại chữ ghi cả nguyên âm lẫn phụ âm. Trong mỗi ngôn ngữ, hệ thống quy ước để trình bày các từ riêng biệt trong chữ viết là hệ thống cách viết của nó. Nhiều ngôn ngữ các từ được viết tách rời nhau bằng một khoảng trống (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga,…), nhưng cũng có những ngôn ngữ các từ không tách rời nhau, như tiếng Thái Lan chẳng hạn; có ngôn ngữ các chữ được viết lần lượt từ trái sang phải, có ngôn ngữ các chữ được viết lần lượt như luống cày, nghĩa là từ trái sang phải rồi từ phải sang trái, tiếng Hán trước đây viết lần lượt từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Hệ thống dấu chấm câu là một hệ thống các dấu hiệu quy ước dùng để hiện thị thông tin về kết cấu của một văn bản viết. Ngoài ra, hệ thống chữ viết thường có những phương tiện bổ sung, chẳng hạn, dùng các chữ Ả rập 1, 2, 3, 4… ; dùng một số phù hiệu biểu ý như: + , _; x , :, @, %,…; dùng một số cách VIẾT TẮT, phân biệt chữ hoa với chữ thường, chữ in nghiêng, chữ in đậm,… Những phương tiện bổ sung này có
thể không được coi là bộ phận hữu cơ của chính tả. [21] b) Quy định về cách viết chính tả
Các quy định về cách viết chính tả tiếng Việt như sau: - Cách viết một số từ có nhiều dạng phát âm khác nhau; - Cách viết tên riêng Việt Nam;
- Cách viết tên cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; - Cách viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ khoa học;
- Cách viết tên tác phẩm; - Cách viết tắt;
- Cách dùng số và biểu thị số.