6. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Phân loại các ý kiến phản hồi
Kết quả khảo sát ý kiến phản hồi của 80 bạn đọc của 4 báo điện tử Báo Thái
Nguyên, Báo Hànộimới, Báo Sài Gòn Giải phóng , Báo Lâm Đồng như sau:
Bảng 3.1: Kết quả phân loại các ý kiến phản hồi
TT Câu hỏi khảo sát Mức độ Ý kiến
khác
1 2 3 4 5
1
Anh/ chị có hài lòng với việc sử dụng VIẾT TẮT trong bài viết?
0 0 20 50 10
2
Sử dụng VIẾT TẮT trong bài có gây khó khăn cho anh/ chị trong tiếp nhận thông tin?
0 5 10 0 0
3
Các chữ VIẾT TẮT được tác giả sử dụng trong bài viết phù hợp hay không phù hợp?
0 0 30 35 15
4 Ý kiến góp ý 5 ý kiến
Nhận xét:
Dựa vào bảng khảo sát, chúng tôi đưa ra một số nhận định như sau:
- Tổng số phiếu khảo sát: 80 phiếu/ 4 báo điện tử. Phân bố nhóm: phủ khắp 3 nhóm đối tượng đã nêu.
- Câu hỏi 1 về sự hài lòng sử dụng viết tắt trong các bài viết: không ghi nhận các trường hợp bạn đọc Không hoàn toàn đồng ý hoặc không đồng ý; 20/ 80 ý kiến không có ý kiến; 50/ 80 ý kiến đồng ý và 10 ý kiến hoàn toàn đồng ý. - Câu hỏi 2 về việc sử dụng viết tắt trong bài có gây khó khăn cho anh/ chị trong tiếp nhận thông tin hay không: có 5/80 ý kiến không hoàn toàn đồng ý; 10 ý kiến không có ý kiến
- Câu hỏi 3 Các chữ viết tắt được tác giả sử dụng trong bài viết phù hợp hay không phù hợp ghi nhận: không có trường hợp nào bạn đọc không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý; 30/80 ý kiến không có ý kiến; 35/80 ý kiến đồng ý và 15/80 ý kiến đồng ý hoàn toàn.
Bước đầu nhận thấy: 1/ phần lớn các phiếu khảo sát đều đồng ý với việc sử dụng viết tắt trên các báo; 2/ phần lớn hiện tượng viết tắt không gây khó khăn cho việc tiếp nhận thông tin từ phía bạn đọc; 3/ ghi nhận các hiện tượng không đồng ý. Tuy nhiên, hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ các chữ viết tắt biểu thị đối tượng viết tắt mới cần phản ánh.