Kiến đề xuất của cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử (Trang 76 - 78)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. kiến đề xuất của cá nhân

Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu và khảo sát đánh giá các ý kiến về hiện tượng viết tắt trên các báo điện tử, chúng tôi đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau:

Thứ nhất, với các chữ viết tắt vốn mang tính phổ biến được pháp luật quy định và mang tính Quốc tế như: xã hội chủ nghĩa  XHCN; Ủy ban nhân dân

UBND; Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa CNH, HĐH; World Trade Organization WTO (Tổ chức Thương mại thế giới); World Bank WB (Ngân hàng thế giới),… thì cần phải tuân thủ theo các quy tắc:

- Chỉ sử dụng cách viết tắt này cho các tên gọi được cấu tạo bởi các từ thuộc về cùng một thứ tiếng mà chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh.

- Chỉ được sử dụng hình thức viết tắt sau khi đã viết dạng đầy đủ và có kèm dạng tắt được đặt trong ngoặc đơn đứng ngay bên cạnh, ví dụ: Đài Truyền

hình Việt Nam (ĐTHVN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN),…

Thực tế cho thấy, việc viết tắt không báo trước có thể gây ra những khó khăn đáng kể đối với việc lĩnh hội thông tin của công chúng. Chẳng hạn,

- Không nên viết tắt theo kiểu trên ở tít (đầu đề) bài. Vì việc này có thể

làm phương hại đến tính rõ ràng, dễ hiểu của tít - thành tố tạo ấn tượng đầu tiên cho công chúng khi tiếp xúc với tác phẩm. Trong trường hợp bất khả kháng, chỉ nên viết tắt những từ hay cụm từ xuất hiện với tần số cao trong giao tiếp mà hầu hết mọi người đều biết như: XHCN, UBND, ASEAN, NATO,…

- Với văn bản phát thanh và truyền hình cần hạn chế tới mức thấp nhất việc viết tắt theo lối này. Tuyệt đối không viết tắt nếu điều đó gây khó khăn cho người trình bày văn bản trên sóng cũng như người tiếp nhận thông tin.

Chỉ nên viết tắt với những từ vừa thông dụng vừa dễ đọc như: ASEAN, UNESCO,… Ngay cả với trường hợp Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - một cái tên hết sức quen thuộc hiện nay, cũng chỉ nên viết tắt sau khi thống nhất được cách đọc.

- Với các chữ viết tắt thiếu nhất quán trong cách viết tắt cần có sự thống nhất, chẳng hạn: Từ “Trung ương” xuất hiện với tần số rất cao trên báo chí, thế nhưng nó lại được viết tắt theo 3 kiểu khác nhau: TW, TƯ, T.U. Sự thiếu thống nhất trong việc viết tắt từ quan trọng này đang gây băn khoăn cho không ít người.

Trong ba chữ tắt nói trên, TW có lẽ xuất hiện sớm hơn cả và hiện vẫn được sử dụng khá phổ biến trong nhiều loại hình văn bản, nhất là văn bản báo chí và hành chính-công vụ. Chữ tắt này, theo chúng tôi, bắt nguồn từ quy tắc điện báo của ngành bưu điện, ở đó, ký hiệu W được dùng sau chữ cái U để biểu thị chữ Ư (UW = Ư) và sau các chữ cái A, O để biểu thị các chữ A , Ơ trong tiếng Việt (AW = A , OW = Ơ ). Chính quy tắc này đã khiến người ta dùng chữ W (không có dấu phụ) thay cho Ư (có dấu phụ, thao tác phức tạp hơn) khi viết tắt âm tiết “ƯƠNG” trong từ “TRUNG ƯƠNG”. Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy là kiểu viết tắt này không phù hợp với nguyên tắc chung, bởi lẽ: W không phải là chữ cái đầu của âm tiết “ƯƠNG” nên nó không thể làm đại diện cho âm tiết này khi viết tắt. Có lẽ, vì lý do ấy, thời gian gần đây, trên báo chí tiếng Việt dạng chữ tắt TW đã ngày càng ít được dùng hơn. Theo đó, chúng tôi đề nghị nên chọn phương án TƯ để viết tắt từ “TRUNG ƯƠNG” trong chính tả tiếng Việt.

Ngoài ra đối với các trường hợp tương tự như: Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT), Ban

chấp hành trung ương (BCHTƯ), Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN), TƯ Đoàn (Trung ương Đoàn), Nghị quyết TƯ (Nghị quyết trung ương),...

Thứ hai, đối với các chữ viết tắt là các từ lược bớt các yếu tố theo xu

hướng giữ lại ít nhất 2 chữ cái trong mỗi âm tiết của tên gọi. Ví dụ: HABECO (Công ti Bia Hà Nội), LIXEHA (Liên hiệp các xí nghiệp xe đạp Hà Nội), …

Đối với các tên gọi tiếng Anh, nếu bộ phận chính của tên chỉ có một âm tiết thì trong nhiều trường hợp nó được giữ nguyên, ví dụ: SILKTEXTCO (Công ti Xuất khẩu tơ tằm), FAFILM (Công ti Phát hành phim và chiếu bóng Trung ương), VINAMILK (Công ti Sữa Việt Nam), v.v.

Những chữ tắt này, do vừa có khuôn vần lại vừa có các thành tố giúp định hướng về nội dung thông tin nên thường dễ đọc và dễ đoán ý nghĩa hơn so với những tên gọi viết tắt theo chữ cái đứng đầu âm tiết. Tuy nhiên, do chúng là sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân, cho nên người ta buộc phải thuộc lòng cách viết do cá nhân quy định trong từng trường hợp cụ thể, chứ không thể tự viết trên cơ sở nguyên tắc chung đã có sẵn như kiểu viết theo chữ cái đứng đầu âm tiết.

Thứ ba, các chữ viết tắt là kết hợp một âm tiết của từ này với một âm tiết

của từ khác để tạo nên một từ ghép mới rồi gán cho nó ý nghĩa của các từ nguyên gốc, chẳng hạn: Kiểm nghiệm + Chứng minh = Kiểm chứng; Quyền lực + Khả năng = Quyền năng;…

Theo chúng tôi, không nên khuyến khích hướng viết tắt này, nhất là trong địa hạt báo chí. Vì sự mới lạ, chưa từng gặp trước đó của những chữ tắt như vậy có thể gây cản trở đáng kể đối với việc tiếp nhận thông tin của công chúng. Nếu cần thiết, chúng ta chỉ nên dùng những chữ tắt đã có sẵn, thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và ý nghĩa của chúng có thể được tiếp nhận một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm hiện tượng viết tắt tiếng việt trên một số báo điện tử (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)